Chuyển tới nội dung

Ryder Cup: “Linh hồn” đã chết?  

Sau Ryder Cup lần thứ 44 tại Ý, có thể nói rằng hiện giờ Ryder Cup đang đứng trước cánh cửa Tử thần như đã từng trước đây - sau Thế chiến Thứ hai. Nếu nó không được hồi sinh sau cơn hôn mê, chúng ta sẽ phải long trọng “chia tay” Ryder Cup - một giải đấu đối kháng luôn được cho là kịch tính, thú vị nhất hành tinh. Chúng ta sẽ thực sự đã mất đi một Ryder Cup như vậy!
Ryder Cup lần thứ 44 tại Ý là lần thứ 5 liên tiếp đội Chủ nhà giành chiến thắng với tỷ số cách biệt lớn.

Ryder Cup có còn thú vị?

Vào ngày đấu cuối, Ryder Cup đã thực hiện một thủ thuật nhỏ khéo léo: nó khiến chúng ta tin rằng đội tuyển Mỹ sẽ có thể giành chiến thắng với một trận lội ngược dòng nào đó. Và có lẽ đúng như vậy, nhưng chỉ với xác suất 1/5000 cơ hội cho điều này xảy ra.

Trên thực tế, dù tỷ số cuối cùng vẫn chưa rõ ràng cho đến tận chiều muộn vòng đấu cuối ngày Chủ nhật trên sân Marco Simone nhờ hàng loạt hành động sống sót tuyệt vọng của phía Mỹ, nhưng kết quả thực sự không bao giờ là khó đoán. Và đúng ra là, trong suốt một thập kỷ qua, kết quả Ryder Cup chưa bao giờ là khó đoán, ngay cả trước khi thi đấu. 

Hôm nay chúng ta ở đây để “thương tiếc linh hồn” của Ryder Cup, nhưng đừng nhầm lẫn: Đây không phải là cáo phó. Vì Ryder Cup sẽ tồn tại trong tình trạng “suy nhược” hiện tại. Nó vẫn sẽ được tổ chức hai năm một lần, luân phiên địa điểm giữa Châu Âu và Hoa Kỳ, với sự tham dự của hàng nghìn người hâm mộ và hàng tháng trời cường điệu hóa cũng như hàng đống tiền tài trợ. 

Kết cục của đội Mỹ tại Ryder Cup 2023 là điều đã được dự đoán trước.

Nhưng cuối tuần vừa qua, tại Thành phố Vĩnh cửu Rome, trên vùng đất nơi từng trỗi dậy một đế chế vĩ đại, chúng ta sẽ phải long trọng “chia tay” Ryder Cup - một giải đấu đối kháng luôn được cho là kịch tính, thú vị nhất hành tinh. Chúng ta thực sự đã mất đi một Ryder Cup như vậy!

Tôi đã xem đủ rồi, chỉ có kẻ ngốc mới để mình bị lừa dối hơn chục năm nay. Vấn đề của Ryder Cup là ở chỗ nó đã và đang trở thành một giải đấu có nhiều bất ổn, trong đó kịch bản đã được viết sẵn: Đội chủ nhà thống trị và đã làm được điều đó trong 5 kỳ Ryder Cup liên tiếp, đều giành chiến thắng với tỷ số cách biệt. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai – và dường như không có giải pháp thực tế nào ngoài cách đưa Ryder Cup ra khỏi các quốc gia chủ nhà – mà điều này thì hiển nhiên là không thể và không đáng mong đợi ngay cả khi nó có thể được thực hiện mà không cần tiền tài trợ. 

Trong thể thao hiện đại bây giờ, không có gì có thể dễ đoán trước được bằng Ryder Cup – một “vở kịch đã chết”.

“Sân nhà ai người ấy thắng” - lịch sử lặp lại

Rấtđông người hâm mộ Châu Âu đến cổ vũ cho đội chủ nhà tại Ryder Cup trên sân Marco Simone.

Tình hình hiện tại đã được thể hiện rõ ràng kể từ năm 2014, khi đội Châu Âu thắng với cách biệt 5 điểm ở Gleneagles. Nhưng sau mùa giải Ryder Cup 2012 ở Medinah khi đội Châu Âu thắng trên đất Mỹ, khiến chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận sự thật này.

Mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn một chút vào năm 2016 tại Hazeltine National, khi người Mỹ thắng với cách biệt 6 điểm, sau đó một lần nữa ở Paris, chủ nhà châu Âu lại phục hồi với tỷ số chiến thắng là cách biệt đến 7 điểm – nghe có vẻ nực cười cho một sự kiện quy tụ toàn ngôi sao xuất sắc nhất thế giới ở cả 2 chiến tuyến như Ryder Cup. 

Sau Whistling Straits vào năm 2021, khi đội Mỹ giành chiến thắng áp đảo với cách biệt lên đến 10 điểm một cách đáng xấu hổ cho cái tên Ryder Cup, thì một bên mắt nhắm còn lại đáng lẽ phải được mở to ra trước sự thật phũ phàng rằng tình hình không chỉ thảm khốc mà còn đang dần vượt khỏi tầm kiểm soát.

Tại Ryder Cup 2021, Mỹ đã giành chiến thắng áp đảo trên sân nhà với cách biệt lên đến 10 điểm.

Nhưng thay vào đó, sự lãng mạn của Ryder Cup lại ngự trị lần cuối. Tôi không phải là học giả Ryder Cup hàng đầu thế giới, nhưng với tư cách là tác giả từng viết một cuốn sách về chủ đề này, tôi cũng không đến nỗi ngu ngơ không hiểu biết gì. Nhưng mặc dù tôi đã “sáng mắt” với những gì xảy ra ở Whistling Straits, thì có một chút gì đó pha trộn giữa hy vọng, sự ngây thơ và có lẽ cả sự tuyệt vọng đã khiến tôi dự đoán về một chiến thắng sít sao của đội Mỹ ở Ý. 

Khi tôi nói "hy vọng", tôi không có ý nói đến bất kỳ loại hy vọng nào lớn lao cho quê hương tôi, kiểu như một niềm tự hào dân tộc; ý tôi chỉ là hy vọng về kết thúc của một giải đấu Ryder Cup gần kề —nguồn oxy mà tất cả người yêu golf đều cần. Dự đoán đã đi ngược lại với lịch sử, các số liệu thống kê và lẽ thường, nhưng với tư cách là một người rất yêu thích sự kiện này, tôi muốn thấy nó hồi sinh sau cơn hôn mê.

Còn đâu thời kỳ hoàng kim?

Và tất nhiên là tôi đã sai. Tại Ý, tình hình trở nên vô lý đến mức trong giây lát vào sáng ngày thi đấu thứ hai (Thứ Bảy), người ta mơ hồ có khả năng châu Âu sẽ nhượng bộ Mỹ trước khi ngày đấu kết thúc. Sau đó, Patrick Cantlay thực hiện ba cú putt kỳ diệu ngay trước khi mặt trời lặn để khơi dậy một truyền thống thường lệ khác của Ryder Cup – tia hy vọng hão huyền. Thời kỳ “phục hưng” ngắn ngủi đó — cùng với những ồn ào xung quanh cuộc tranh cãi giữa Rory McIlroy và caddie Joe LaCava của Cantlay — kéo dài vào đêm trước khi Châu Âu dập tắt những tàn tro cuối cùng vào Chủ nhật và Ryder Cup kết thúc một cách buồn tẻ. 

Chúng ta đã chạm tới đáy vực thẳm; liệu có AI, ngoài những người hâm mộ nhiệt thành nhất ở châu Âu, thực sự nghĩ rằng bất kỳ điều nào trong chuyện này là TỐT?

Ryder Cup đã tụt dốc rất xa. Trong thời kỳ hoàng kim của sự kiện này, kể từ thời điểm Tony Jacklin làm hồi sinh đội tuyển châu Âu vào năm 1983 cho đến lần lội ngược dòng của Mỹ tại Brookline năm 1999, tám trong số chín mùa giải Ryder Cup đáng kinh ngạc đã được quyết định bằng 2 điểm trở xuống. 

Tony Jacklin là người đã làm hồi sinh đội tuyển Châu Âu sau những mùa giải thảm hại trước đó tại Ryder Cup.

Mọi thứ đã thay đổi vào những năm 2000, khi châu Âu giáng cho người Mỹ một loạt tổn thất đáng xấu hổ, và lần đầu tiên chúng ta biết về những gì sắp xảy ra là vào năm 2008, khi Paul Azinger phá vỡ thời kỳ lãnh đạo kém cỏi kéo dài của đội Mỹ và dẫn dắt một đội yếu hơn đến một chiến thắng vang dội ở Valhalla. Davis Love III đã ôn lại nhiều bài học của mình trong hai ngày khai mạc rực rỡ tại Medinah, ngay trước khi cuộc lội ngược dòng lịch sử ở châu Âu mang đến cho chúng ta một “Ryder Cup đúng nghĩa” cuối cùng. Nhưng sau vụ “thảm sát” ở Gleneagles, nước Mỹ đã được mở rộng tầm mắt, và bắt đầu từ năm 2016, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của cả hai đội hoạt động với trình độ thi đấu ấn tượng.

Trớ trêu thay, Sự thức tỉnh Chiến lược của Hoa Kỳ và sự phát triển của sự kiện này thành một cuộc thi đấu golf đã có tác dụng phụ ngoài ý muốn khi mở ra kỷ nguyên hiện đại, trong đó đám đông người hâm mộ trong 3 ngày sẽ xem các đội trưởng thông minh khai thác lợi thế sân nhà của họ một cách triệt để để giành chiến thắng, đến nỗi vào khoảng trưa Chủ nhật, kết quả dường như đã rõ ràng và các trận đấu đơn cuối cùng có nguy cơ diễn ra hoàn toàn không phù hợp và gây chán nản. 

Làm sao để “hồi sinh” Ryder Cup?

Không cho chủ nhà đảm nhiệm việc “setup” sân golf

Cơ chế đằng sau hiện tượng này không dễ hiểu như lẽ ra phải thế. Ngày nay, không có gì quan trọng hơn lợi thế sân nhà, và không kết quả nào dễ dự đoán và xác định hơn khi đánh trên sân nhà. Nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì? Đó là những lợi ích liên quan đến sự kiện, và nổi bật nhất là việc “setup” sân golf. Có lẽ, theo lý thuyết, đội chủ nhà lẽ ra không được quyền kiểm soát nữa. Sẽ thật tuyệt khi nghĩ rằng giải pháp nằm ở đó, bởi vì đó là điều mà các cơ quan quản lý có thể khắc phục, và trên thực tế, tôi đã cược một khoản tiền lớn rằng họ sẽ thử vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Nhưng tôi rất tiếc phải nói rằng một sự thay đổi như vậy chẳng qua chỉ mang tính hình thức; các golfer đủ giỏi để không bị ảnh hưởng nhiều bởi một sân golf phù hợp với đội này hay đội kia hơn. Việc không cho chủ nhà chịu trách nhiệm thiết lập sân golf nữa cũng giống như bắn súng BB vào máy bay chiến đấu; có thể thỏa mãn, nhưng không có kết quả!

Thay đổi thể thức thi đấu

Nhưng nếu vấn đề không nằm ở sân golf thì nguyên nhân thực sự của kỷ nguyên bùng nổ “tỷ số” này là gì? Vì những lý do bí ẩn, cụ thể là xu hướng chênh lệch điểm số ở các trận đấu foursomes, và có lẽ có một giải pháp mới là loại bỏ thể thức này khỏi các sự kiện Ryder Cup trong tương lai. Chắc chắn đây sẽ là một cách sửa chữa kỳ lạ và là một điều đáng tiếc, nhưng có lẽ là cách duy nhất để các tỷ số bớt chênh lệch đi. 

Chuyển địa điểm thi đấu đến một nước “trung lập”

 Hiệu ứng của việc có hơn 50.000 người hâm mộ cuồng nhiệt cổ vũ cho đối thủ của bạn trong tất cả các ngày thi đấu là điều khó có thể vượt qua được.

Giải pháp thay đổi thể thức thi đấu là một điều khó thực thi bởi nó đã đi cùng với Ryder Cup từ những ngày đầu, vậy nên, kết luận duy nhất được rút ra là, sự khác biệt lớn và rõ ràng nhất giữa các đội là đám đông “phe phái”.

Nói cách khác: Đó chính là NGƯỜI HÂM MỘ. Trong một môn thể thao mà những người chơi không quen với các trận đấu trên sân khách, hiệu ứng của việc có hơn 50.000 người hâm mộ cuồng nhiệt cổ vũ cho đối thủ của bạn hàng ngày dường như là điều khó có thể vượt qua được. Có thể 500 năm nữa, chúng ta sẽ hiểu về sự chuyển giao năng lượng nguyên tử vô hình thực tế giữa người hâm mộ và người chơi golf, trong đó ý chí của đám đông sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Điều này sẽ giải thích hiện tượng lặp đi lặp lại một khó hiểu trong đó đội chủ liên tục thành công từ cú putt dài này đến cú putt dài khác, thực hiện mượt mà những cú đánh gậy sắt để tạo khoảng cách nhất định và làm chủ được bất kỳ cú đánh tiếp cận khó nhằn nào bằng những cú chipping hoàn hảo, trong khi đội khách dường như bị cuốn vào mọi mối nguy hiểm trên sân.

Nếu tôi đúng khi cho rằng đám đông là rào cản không thể vượt qua đối với một giải đấu đối kháng thì ... trong trường hợp này chúng ta sẽ thất bại khi tìm giải pháp, vì họ sẽ không chuyển sự kiện này đến một địa điểm trung lập. “Ryder Cup: Argentina” hoặc “Ryder Cup: Moscow” sẽ không thể diễn ra. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ở trong thời kỳ bế tắc và không thể thoát khỏi vũng lầy này.

Vũng lầy đó dẫn chúng ta đến một lời tuyên bố không thể tránh khỏi: Ryder Cup thật nhàm chán. Đó là một điều trớ trêu lớn, bởi vì chặng đường dẫn đến Ryder Cup cũng hấp dẫn và thú vị như bất kỳ chủ đề nào trong môn chơi golf. Tất cả đều bị cuốn đi trong làn sóng lợi thế sân nhà. Đội chủ nhà luôn giành chiến thắng! Thuyết định mệnh bủa vây!

Lời cầu nguyện cuối cùng

Tôi không biết giải pháp. Tôi không chắc có ai biết giải pháp không. Hoặc nếu có biết, nó cũng nằm trên những con đường mà chúng ta không thể đi được. Bây giờ có thể nói rằng Ryder Cup đang đứng trước cánh cửa Tử thần như đã từng trước đây - sau Thế chiến Thứ hai, khi một doanh nhân người Mỹ vô danh nhưng đam mê golf đã hồi sinh. Vào lúc kỷ nguyên châu Âu bắt đầu, khi các nhà tài trợ lớn không còn, và Tony Jacklin đã “sống sót” trong trận đấu cuối với Jack Niclaus để đem về một tỷ số hòa lịch sử giữa Mỹ và Anh - Ireland. 

Ryder Cup phải làm được như vậy một lần nữa, nếu không lời cầu nguyện của chúng ta cho Ryder Cup bây giờ sẽ sẽ trở thành lời cầu nguyện cuối cùng dành cho một “linh hồn” đã mất. Như những câu nói trên đường từ Marco Simone: “requiescat in pace” (tiếng La Tinh, có ý nghĩa giống với “Rest in Peace”Yên nghỉ nơi vĩnh hằng”).

(Bài viết bởi tác giả Shane Ryan - CTV của GolfDigest. com và là tác giả của cuốn: Slaying the Tiger: A Year Inside the Ropes on the New PGA Tour)

0 lượt thích1791 lượt xem

Tin bài khác