Chuyển tới nội dung

Claret Jug: Linh hồn của The Open Championship  

Trong thế giới golf, hiếm có chiếc cúp nào mang theo sức nặng của lịch sử, danh vọng và cảm xúc như Claret Jug. Suốt hơn 150 năm, chiếc cúp bạc thanh mảnh ấy không chỉ là biểu tượng chiến thắng – mà còn là hiện thân của di sản, truyền thống và tinh thần bất tử của giải The Open Championship.

Từ chiếc đai da đến bình rượu

Anh_2_Chiec_dai_da_va_cup_claret_jug_tai_The_Open.jpg (606 KB)
Hình ảnh chiếc đai da va cup claret jug của The Open Championship./ Credit: National Club Golfer

The Open Championship – giải golf lâu đời nhất thế giới – ra đời năm 1860, nơi nhà vô địch đầu tiên nhận Challenge Belt – một chiếc đai da Morocco đỏ, gắn khóa bạc khắc hình golfer và caddie. Ý tưởng này xuất phát từ Bá tước Eglington, mang đậm tinh thần thượng võ của Scotland thời kỳ đó. 

Trong phần đầu cuốn Lịch sử The R&A: Challenges and Champions 1754–1883, John Behrend và Peter Lewis viết rằng niềm đam mê của Bá tước Eglington với các nghi thức và lễ nghi thời trung cổ chính là động lực để ông đưa ra ý tưởng về chiếc đai này.

Thực tế, việc sử dụng đai làm phần thưởng không phải là điều quá lạ lẫm – những người hâm mộ boxing sẽ hiểu rõ điều đó. Chi phí để làm chiếc đai được chi trả bằng khoản đóng góp từ các hội viên của Prestwick Golf Club. Chiếc đai có giá 25 bảng Anh vào thời điểm đó – tương đương hơn 3.000 bảng Anh ngày nay – và được đặt làm tại xưởng kim hoàn James & Walter Marshall ở Edinburgh.

Với một phần thưởng giá trị như vậy, các hội viên đã đưa ra những quy định chặt chẽ, được ghi rõ trong điều lệ của giải đấu đầu tiên, nhằm bảo vệ khoản đầu tư này: “Người chiến thắng chiếc đai phải để lại đai cho thủ quỹ của câu lạc bộ, cho đến khi người đó cung cấp được giấy cam kết, đảm bảo với ban tổ chức rằng chiếc đai sẽ được giữ gìn cẩn thận và được mang ra đặt trên bàn tại giải đấu tiếp theo, tiếp tục được tranh tài cho đến khi thuộc về người chiến thắng nếu họ giành chiến thắng ba năm liên tiếp.”

Young_Tom_Morris_and_Challenge_Belt.jpg (737 KB)
Young Tom Morris giành chiến thắng ba năm liên tiếp (1868-1870) và giữ được giữ luôn chiếc đai da.

Cho đến khi Young Tom Morris giành chiến thắng ba năm liên tiếp (1868-1870), ông được giữ luôn chiếc đai theo đúng luật, khiến The Open đứng trước nguy cơ thiếu mất một biểu tượng trao thưởng. Phải đến năm 1872, ba câu lạc bộ (Prestwick, The Honourable Company of Edinburgh Golfers và The Royal and Ancient Golf Club of St Andrews) quyết định tài trợ cho một biểu tượng mới: Claret Jug – chiếc cúp bạc mô phỏng theo bình rượu vang đỏ sang trọng thường xuất hiện trên bàn tiệc của tầng lớp quý tộc Anh, thể hiện sự lịch lãm và di sản của môn golf.

PLEASE_CREDIT_THE_R_amp;A_(1).jpg (462 KB)
Claret Jug là chiếc cúp bạc mô phỏng theo bình rượu vang đỏ sang trọng thường xuất hiện trên bàn tiệc của tầng lớp quý tộc Anh./ Credit R&A

Bản gốc “bất khả xâm phạm”

Claret Jug được chế tác bởi Mackay Cunningham & Company (Edinburgh), mất gần 1 năm chế tác thủ công, với đường nét thanh thoát, quai cầm uốn lượn và nắp nhỏ đặc trưng. Chiếc cúp được trao lần đầu cho Tom Kidd – nhà vô địch năm 1873 tại St Andrews.

Điều ít người biết là bản gốc hiện đang được lưu giữ vĩnh viễn tại R&A Clubhouse, St Andrews, không bao giờ rời khỏi nơi đây. Kể từ 1928, mỗi nhà vô địch sẽ nhận một bản sao chính thức bằng bạc sterling, được khắc tay tên của họ ngay sau trận đấu – biến khoảnh khắc chiến thắng trở thành một nghi thức khắc ghi lịch sử.

PLEASE_CREDIT_THE_R_amp;A_(4).jpg (908 KB)
Bản gốc của Claret Jug hiện đang được lưu giữ vĩnh viễn tại R&A Clubhouse, St Andrews, không bao giờ rời khỏi nơi đây./ Credit R&A

Truyền thống “trao – giữ – trao lại”

Khác với nhiều giải major khác, The Open giữ truyền thống “trao – giữ – trao lại” vô cùng nghiêm ngặt. Nhà vô địch chỉ được giữ Claret Jug trong vòng 12 tháng, trước khi phải trao trả lại cho ban tổ chức vào năm sau. Không có bản sao dự phòng, không có phương án thay thế, điều này khiến việc nâng cao Claret Jug không chỉ là một vinh dự mà là một nghi lễ thiêng liêng của sự kế thừa.

Dù bản thân chiếc cúp nặng chưa đến 2 kg, nhưng khi nâng nó lên, bạn đang nâng cả 150 năm truyền thống, hàng trăm cái tên vĩ đại và linh hồn của môn golf.

Anh_1-_Cup_tai_san_royal_portrush_cho_the_open_2025_web.jpg (480 KB)
The Open lần thứ 153 sẽ được diễn ra trên sân Royal Portrush. Chiếc cúp danh giá này sẽ được trao cho ai?/ Credit The Golf Business

Giá trị vô giá vượt qua mọi giới hạn vật chất

Claret Jug không phải là chiếc cúp đắt đỏ nhất, cũng không phải là chiếc cúp nặng nhất, nhưng giá trị văn hóa và tinh thần của nó vô giá. Nó là minh chứng cho sự kiên trì, trí tuệ và phẩm chất thể thao đỉnh cao, khắc tên golfer không chỉ vào lịch sử của The Open mà vào trái tim của toàn bộ làng golf thế giới.

HarryVardon.jpg (703 KB)
 Harry Vardon - "vua của The Open" với kỷ lục 6 lần giành cúp Claret Jug
Tom_Watson_-_credit_The_R_amp;A.jpg (740 KB)
Tom Watson từng 5 lần giành cúp Claret Jug./ Credit R&A
Tiger_Wood_won_the_Open_2006.jpg (553 KB)

Tiger Woods vô địch The Open 2006.

Khi nhìn thấy hình ảnh Tiger Woods, Rory McIlroy hay Tom Watson nâng cao Claret Jug giữa biển người tại Royal Liverpool, St Andrews hay Royal Portrush, người hâm mộ không chỉ nhìn thấy một nhà vô địch – mà thấy một phần hồn cốt của golf đang tiếp tục được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

Rory_McIlroy_won_The_Open_2014_-_Credit_David_Davies_-_PA_web.jpg (246 KB)
Rory McIlroy vô địch The Open 2014/ Credit David Davies - PA

“Bạn không đơn thuần nâng một chiếc cúp. Bạn đang nâng niu 150 năm truyền thống, hàng trăm cái tên vĩ đại – và cả linh hồn của môn golf.” – Rory McIlroy

10 sự thật thú vị về Claret Jug

  • Tên thật của chiếc cúp là The Golf Champion Trophy, nhưng hình dáng giống bình rượu claret cổ điển khiến cái tên “Claret Jug” được yêu thích hơn.
  • Tên người chiến thắng được khắc lên cúp ngay sau trận chung kết, trước ống kính truyền hình trực tiếp, tạo nên giây phút xúc động không thể lặp lại.
  • Được làm từ bạc nguyên chất, cao 52,7 cm, nặng chưa đến 2 kg – nhẹ nhất trong các cúp major, nhưng giá trị lịch sử thì nặng hơn bất cứ danh hiệu nào.
  • Harry Vardon (Anh) giữ kỷ lục với 6 lần nâng cao Claret Jug (1896–1914).
  • Young Tom Morris (vô địch 4 lần) là tên đầu tiên khắc trên Claret Jug nhưng chưa từng được nâng cao chiếc cúp này khi vô địch.
  • Tiger Woods từng uống rượu sâm panh từ Claret Jug trong phòng khách để ăn mừng chiến thắng năm 2000.
  • Padraig Harrington từng rót rượu whiskey vào cúp cho bạn bè uống khi mang cúp về Dublin mừng chiến thắng.
  • Francesco Molinari từng cầm cúp đi bộ quanh quảng trường Ý như một niềm tự hào dân tộc.
  • Shane Lowry hát dân ca Ireland khi ôm Claret Jug cùng gia đình giữa sân Royal Portrush.
  • Claret Jug xuất hiện trong nhiều tài liệu, phim, chương trình truyền hình và tranh nghệ thuật như một biểu tượng văn hóa đặc trưng của Anh quốc.

Những golfer giành Claret Jug nhiều lần nhất

6 lần: Harry Vardon (Anh)
5 lần: James Braid (Scotland), J.H. Taylor (Anh), Tom Watson (Mỹ), Peter Thomson (Úc)
4 lần: Walter Hagen (Mỹ), Bobby Locke (Nam Phi)
3 lần: Jack Nicklaus (Mỹ), Gary Player (Nam Phi), Tiger Woods (Mỹ), Seve Ballesteros (Tây Ban Nha), Nick Faldo (Anh)

0 lượt thích 48 lượt xem

Tin bài khác