Chuyển tới nội dung

Chủ tịch VGA Lê Kiên Thành: “Dịch vụ kinh doanh phục vụ một môn thể thao vì sao phải chịu thuế TTĐB?”  

Việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ golf cho thấy một góc nhìn chưa theo kịp thực tiễn phát triển của thể thao và du lịch hiện đại.

Khi golf đang từng bước hòa nhập sâu hơn vào đời sống thể thao Việt Nam thì việc xếp môn thể thao này vào cùng nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá đang tạo nên một nghịch lý.

Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA), ông Lê Kiên Thành, cho rằng: “Golf là một môn thể thao và phải được đối xử bình đẳng như các môn thể thao khác. Dịch vụ kinh doanh phục vụ một môn thể thao thì vì sao lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Vấn đề không nằm ở golf, mà ở cách nhìn nhận để đưa ra cách ứng xử và chính sách phù hợp”

image-10-1024x724.jpg (258 KB)
Golf đang từng bước hòa nhập sâu hơn vào đời sống thể thao Việt Nam.

Thuế cao – rào chắn vô hình của một môn thể thao

Golf ở Việt Nam hiện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 20%, mức áp dụng tương tự các mặt hàng tiêu dùng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không nhiều quốc gia trong khu vực có quy định tương tự, bởi phần lớn đều thừa nhận rằng golf là ngành thể thao du lịch đem lại nguồn thu lâu dài, bền vững, thay vì là thứ “xa xỉ phẩm” cần kiểm soát.

“Một vòng golf tại Việt Nam, tính theo thu nhập thực tế, có thể đắt gấp 2-5 lần so với các nước khác, dù những quốc gia đó có thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Trong 10 năm qua, mức phí chơi golf tại nhiều sân đã tăng từ 100 đến 150%. Giá chơi golf ở Việt Nam cao so với mức thu nhập bình quân của người dân, khiến môn thể thao này luôn bị xem là xa xỉ phẩm dành cho người giàu và trở thành rào cản lớn trong việc phát triển”, ông Thành nêu rõ.

photo-1-16606191664291666605994.jpg (125 KB)
Giá chơi golf ở Việt Nam cao so với mức thu nhập bình quân của người dân.

Một thập kỷ trước, golf có thể vẫn gắn với hình ảnh doanh nhân hay giới thượng lưu. Nhưng hôm nay, điều đó đã thay đổi. Golf đang vào trường học, đến với thanh thiếu niên, trở thành môn thể thao luyện tập sức bền, rèn kỹ năng chiến lược và tăng cường kết nối cộng đồng. Nếu vẫn nhìn golf bằng lăng kính xa xỉ, thì chẳng khác nào đóng sập cánh cửa cơ hội cho những thế hệ mới muốn tiếp cận thể thao chuẩn quốc tế.

tieu-hoc-to-vinh-dien2-173908116.jpg (303 KB)
Học sinh trường tiểu học công lập làm quen với môn thể thao golf.

Du lịch golf: “Con gà đẻ trứng vàng” đang bị kìm hãm

Việt Nam liên tục được vinh danh là điểm đến golf hàng đầu châu Á, với hệ thống sân đạt chuẩn quốc tế và cảnh quan độc đáo. Nhưng nếu chi phí chơi golf cao bất hợp lý, sẽ không dễ giữ chân được khách quốc tế và trong nước.

LagunaLang_09AerialFWSunrise-sca.jpg (990 KB)
Việt Nam liên tục được vinh danh là điểm đến golf hàng đầu châu Á.

Bên cạnh đó, phần lớn sân golf tại Việt Nam do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, vận hành. Những “ông lớn” đang dẫn dắt ngành, nhưng chính sách thuế nặng nề sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn là động lực lan tỏa khó có cơ hội tham gia.

“Cần nghiên cứu chính sách miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ golf. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch cao cấp…”

Không thể phủ nhận: chính sách thuế là công cụ điều tiết kinh tế. Nhưng điều chỉnh chính sách phải dựa trên cơ sở khoa học và tầm nhìn phát triển, không thể chỉ dừng ở định kiến xã hội.

1 lượt thích 602 lượt xem

Tin bài khác