Chuyển tới nội dung

Các sân golf nghĩ gì về đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt?  

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ golf đang thu hút nhiều ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp. Một số đơn vị vận hành sân golf cho rằng chính sách này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để phù hợp với định hướng phát triển thể thao và du lịch bền vững. Chia sẻ từ hai đại diện Long Biên Golf và T&T Golf cho thấy góc nhìn trực tiếp từ những người đang vận hành ngành dịch vụ đặc thù này.

Ông Trần Ngọc Hải - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Long Biên

0a0fbef7f0c845961cd9.jpg (645 KB)
Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Long Biên Trần Ngọc Hải.

Ông đánh giá thế nào về việc golf nằm trong danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong bối cảnh hiện nay?

Việc đưa golf vào danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ngang với rượu, bia, thuốc là không phù hợp với bản chất của một môn thể thao. Golf cần được hiểu đúng là một môn thể thao ngoài trời, không phải hàng hóa xa xỉ. Môn thể thao golf giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, giúp các vận động viên golf tập luyện và thi đấu. Bộ môn golf đã được đưa vào thi đấu Olympic đầu tiên năm 1900 tại Paris, Pháp, và gần đây nhất là Olympic Rio 2016 tại Brazil, Olympic Tokyo 2020, Olympic Paris 2024 và sắp tới là Olympic Los Angeles 2028.

Bộ môn golf đang ngày càng phổ biến với giới trẻ, người yêu thể thao và là nơi kết nối, giao thương giữa các doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước; là một ngành nghề giúp kích cầu du lịch trong nước và đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến Việt Nam du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư.

Các doanh nghiệp kinh doanh golf đang đóng góp thuế với mức thuế tiêu thụ đặc biệt 20%, thuế VAT 10% cho ngân sách nhà nước và đặc biệt giải quyết công ăn việc làm cho hơn 800-1200 người lao động với một sân quy mô từ 27-36 hố, gồm cả lao động phổ thông và lao động tay nghề cao.

Chính vì vậy, golf cần được nhìn nhận công bằng như những môn thể thao khác vì lợi ích sức khỏe mang đến cho người chơi và những đóng góp mang lại cho xã hội, cho sự phát triển của nền kinh tế. Golf không nên được hiểu mãi là một hàng hóa xa xỉ.

a3f2bc5edc9f69c1308e.jpg (754 KB)
Golf đang ngày càng phổ biến và là một ngành nghề giúp kích cầu du lịch. (ảnh: Long Bien Golf Course)

Việc tăng thuế này sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh của sân golf và chiến lược phát triển du lịch golf tại Việt Nam?

Hiện mức thuế đối với ngành golf tại Việt Nam (20% TTĐB và 10% VAT) đang thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia chỉ áp mức thấp hơn hoặc không áp thuế TTĐB, điều này gây áp lực lớn cho doanh nghiệp trong nước.

  1. Việt Nam: TTĐB: 20% và VAT 10%
  2. Trung Quốc: Không áp dụng thuế TTĐB, chỉ áp dụng VAT thường là 6% hoặc 13%, tùy loại hình dịch vụ.
  3. Thái Lan: TTĐB: 10%, VAT 7%
  4. Myanmar: Thuế thương mại 5%
  5. Singapore: Mức thuế GST 9%
  6. Nhật Bản:  Thuế tiêu dùng 10%
  7. Hàn Quốc: Thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%
  8. Đài Loan: Thuế giải trí (Amusement Tax) 20%
  9. Malaysia: Không áp dụng thuế TTĐB, thuế dịch vụ 8%

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp golf

Chi phí đầu tư và vận hành sân golf vốn đã cao, từ máy móc nhập khẩu, phân bón, bảo dưỡng sân đến chất lượng dịch vụ, đòi hỏi sự tinh tế, thân thiện môi trường. Tăng thuế sẽ đẩy giá dịch vụ lên cao, làm giảm lượng người chơi – đặc biệt là giới trẻ (nhóm tăng trưởng chính trong 5 năm tới).

Đồng thời, doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm lực lượng lao động, thu hẹp quy mô để đảm bảo chi phí duy trì hoạt động. Doanh thu giảm dẫn đến việc đóng góp ngân sách thuế của doanh nghiệp cũng giảm. Ngoài ra, môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn, khiến các doanh nghiệp ngại mở rộng hay xây dựng sân golf mới vì khả năng khu hồi vốn thấp, chi phí vận hành và thuế cao. Vì thế việc tăng thuế TTĐB không biết sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách hay là giảm nguồn thu từ ngân sách?

Các Hiệp hội Golf, các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Golf vẫn đang từng ngày kiến nghị lên các Ban ngành xem xét việc giảm thuế TTĐB. Nay chính sách thuế chưa được xem xét giảm, lại tính đến phương án tăng, vô hình chung sẽ đẩy các doanh nghiệp golf và bộ môn thể thao golf vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.

e0cf0fc627f992a7cbe8.jpg (285 KB)
Việc tăng thuế TTĐB sẽ đẩy các doanh nghiệp golf và bộ môn thể thao golf vào tình trạng khó khăn.

Tác động đến chiến lược phát triển du lịch golf của Việt Nam

Chính sách thuế cao khiến du lịch, đặc biệt là du lịch kết hợp golf của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Du khách quốc tế có xu hướng chọn Thái Lan, Malaysia… để chơi golf thay vì chọn Việt Nam, làm giảm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, làm giảm cơ hội phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Đồng thời, Người Việt cũng đang có xu hướng du lịch và golf sang các thị trường như Thái Lan, Malaysia thay vì chơi trong nước vì chi phí thấp hơn. Đây là thách thức lớn cho năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Tập đoàn/sân golf có đề xuất hoặc kiến nghị gì nhằm xây dựng chính sách thuế phù hợp, hỗ trợ ngành golf phát triển bền vững?

long-biet-golf-club.jpg (141 KB)
Cần có thêm chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp golf đang đồng hành cùng ngành du lịch tại các địa phương. (ảnh: The Golf Asia)

Tập đoàn/sân golf kiến nghị rằng, trước hết cần nhìn nhận golf đúng với bản chất là một môn thể thao mang lại lợi ích sức khỏe cho người chơi, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, chứ không nên xem đây là một mặt hàng xa xỉ. Ngành golf đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm (thường trên 15–20 năm), do đó chính sách thuế cần ổn định lâu dài, tránh những thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, không nên đánh đồng toàn bộ hoạt động của sân golf là “dịch vụ xa xỉ”, mà cần phân loại rõ các hoạt động thể thao, đào tạo, thi đấu, tập luyện – đây là những mảng cần được xem xét miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Các doanh nghiệp cũng đề xuất tổ chức các hội thảo chuyên ngành với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ/Sở Tài chính, Thuế, Du lịch, Văn hóa - Thể thao, cùng các hiệp hội golf và doanh nghiệp trong ngành, nhằm xây dựng chính sách thuế hợp lý, tạo điều kiện cho bộ môn thể thao golf và ngành du lịch golf phát triển bền vững.

Cuối cùng, cần có thêm chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp golf đang đồng hành cùng ngành du lịch tại các địa phương, đặc biệt là những đơn vị hướng đến mục tiêu phát triển du lịch xanh.

Ông Nhữ Văn Hoan - Tổng giám đốc T&T Golf 

f477f881b1be04e05daf_(1).jpg (502 KB)
Tổng Giám đốc T&T Golf Nhữ Văn Hoan.

Ông đánh giá thế nào về việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf trong bối cảnh hiện nay?

Với vai trò là lãnh đạo của T&T Golf - Công ty quản lý vận hành sân golf, tôi cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ golf trong bối cảnh hiện nay là chưa thực sự hợp lý. Golf hiện nay không còn là môn thể thao xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu, mà đang ngày càng phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ và khách du lịch.

Việc đánh thuế TTĐB 20% khiến chi phí sử dụng dịch vụ tăng cao, gây áp lực lên người chơi trong nước và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận của khách du lịch quốc tế khi so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia – những nơi không áp thuế hoặc áp thuế rất thấp đối với dịch vụ golf.

5013b21a9a252f7b7634.jpg (67 KB)
Chính sách thuế TTĐB làm giảm sức cạnh tranh quốc gia, mất cơ hội thu hút nguồn thu ngoại tệ và tạo việc làm tại địa phương.

Đề xuất tăng thuế này sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh của sân golf và chiến lược phát triển du lịch golf tại Việt Nam?

Chính sách thuế hiện tại đang tạo ra rào cản lớn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào golf, trong đó có T&T Golf. Thuế suất cao làm giảm sức hấp dẫn của dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng, đặc biệt là khách quốc tế nhóm khách có giá trị chi tiêu cao và thường xuyên đi du lịch kết hợp chơi golf.

Về dài hạn, điều này làm giảm hiệu quả khai thác hạ tầng, khiến các sân golf khó hoàn vốn đầu tư và hạn chế khả năng mở rộng dịch vụ hoặc nâng cấp chất lượng. Đối với chiến lược phát triển du lịch golf một phân khúc đang có tiềm năng rất lớn thì chính sách thuế TTĐB không chỉ làm giảm sức cạnh tranh quốc gia mà còn làm mất cơ hội thu hút nguồn thu ngoại tệ và tạo việc làm tại địa phương.

Tập đoàn có đề xuất hoặc kiến nghị gì nhằm xây dựng chính sách thuế phù hợp, hỗ trợ ngành golf phát triển bền vững?

z6290123633461_74d615b50e7c291fee6b066da3c6c433.jpeg (1.11 MB)
Cần tạo điều kiện để ngành golf Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng, đóng góp thiết thực cho nền kinh tế. (ảnh: T&T Group)

Chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan xem xét lại chính sách thuế TTĐB đối với dịch vụ golf theo hướng giảm thuế TTĐB từ 20% xuống mức hợp lý hơn, có thể là 5%–10%, tương ứng với mặt bằng thuế của các nước trong khu vực. Phân loại rõ đối tượng người sử dụng dịch vụ để có chính sách ưu đãi riêng cho khách du lịch quốc tế, khách chơi golf chuyên nghiệp, sự kiện golf ví dụ như miễn hoặc giảm thuế cho các chương trình xúc tiến du lịch.

T&T Golf cam kết đồng hành cùng chủ trương phát triển thể thao, du lịch xanh và bền vững của đất nước. Chúng tôi mong muốn có một môi trường chính sách cởi mở, công bằng để ngành golf Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng, đóng góp thiết thực cho nền kinh tế.

#golf
1 lượt thích 1059 lượt xem

Tin bài khác