Hành trình chuyên nghiệp: Con đường trở thành pro PGA Tour
Tin bài liên quan
Hành trình chạm đến đỉnh cao của những siêu sao thế giới
Không có một công thức chung nào để trở thành golfer chuyên nghiệp. Mỗi người đều có một hành trình riêng để vươn tới đấu trường đỉnh cao như PGA Tour, DP World Tour hay LIV Golf. Một số chọn con đường đại học, trong khi những người khác quyết định chuyển sang chuyên nghiệp ngay sau giai đoạn thi đấu nghiệp dư xuất sắc.
Và khi nói đến những tài năng bước lên chuyên nghiệp từ rất sớm, không thể không nhắc đến cái tên Rory McIlroy.

Thời còn là nghiệp dư, McIlroy đã sớm khẳng định được tên tuổi khi nắm giữ vị trí số một thế giới trong bảng xếp hạng nghiệp dư và mang triển vọng ngôi sao ưu tú trong tương lai. Đỉnh cao trong giai đoạn này là chức vô địch European Amateur Championship 2006 tại Milan với cách biệt ba gậy. Và đừng quên rằng khi mới 16 tuổi, anh đã ghi thành tích 61 gậy tại Royal Portrush – một thành tích gây chấn động giới golf lúc bấy giờ.
Không có gì ngạc nhiên khi cả thế giới háo hức chờ đợi màn ra mắt của McIlroy ở đấu trường chuyên nghiệp. Năm 2008, anh chính thức thi đấu kiếm tiền và ngay lập tức tạo dấu ấn khi trở thành golfer trẻ nhất giành được thẻ thành viên European Tour sau chỉ một mùa giải.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn con đường chuyên nghiệp sớm như McIlroy, và không phải ai cũng có một sự nghiệp nghiệp dư chói sáng như anh.
Con đường Đại học – Bệ phóng cho nhiều ngôi sao
Một hướng đi phổ biến khác là thông qua hệ thống golf đại học tại Mỹ – con đường đã giúp nhiều golfer tài năng khẳng định mình. Và một trong những cái tên tiêu biểu nhất hiện nay chính là Bryson DeChambeau.
Trước khi trở thành một trong những ngôi sao hàng đầu của PGA Tour và chuyển sang chơi ở LIV Golf, DeChambeau từng thi đấu golf đại học tại Đại học Southern Methodist. Tại đây, anh nhanh chóng thể hiện tiềm năng đặc biệt và ghi dấu ấn mạnh mẽ khi giành cả danh hiệu Vô địch cá nhân NCAA và U.S. Amateur trong cùng một năm – một thành tích rất khó để thiết lập.

Không giống McIlroy, DeChambeau ra mắt PGA Tour với tư cách một golfer nghiệp dư, tại giải FedEx St. Jude Classic 2015. Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy hệ thống golf đại học Mỹ có thể trở thành bệ phóng vững chắc cho những tài năng trẻ muốn tiến lên đấu trường chuyên nghiệp.
Nhận thấy vai trò quan trọng của con đường này, năm 2020, PGA Tour đã triển khai một chương trình đặc biệt nhằm giúp các golfer đại học có cơ hội giành suất thi đấu trực tiếp tại các hệ thống giải như Korn Ferry Tour – một bước đệm quan trọng để tiến lên đấu trường PGA Tour.
Không chỉ giúp phát triển kỹ năng chuyên môn, golf đại học còn giúp các golfer trẻ làm quen với cuộc sống của một vận động viên chuyên nghiệp – từ việc di chuyển liên tục đến trải nghiệm thi đấu trên nhiều sân golf khác nhau.
Dù chọn con đường nào, điểm chung của những golfer thành công là sự kiên trì, nỗ lực không ngừng và khả năng tận dụng tối đa cơ hội của mình. Không có công thức chung cho thành công, nhưng cả hai hướng đi – đại học hay chuyển sang chuyên nghiệp sớm – đều đã chứng minh là những con đường đúng đắn để chinh phục đỉnh cao của làng golf.
Đẳng cấp của một tay golf PGA Tour
Nếu bạn muốn bước chân vào làng golf chuyên nghiệp, bạn sẽ cần phải đạt đến trình độ ngang bằng với tiêu chuẩn của các golfer trên Tour ngày nay. Hiện tại, có 998 golfer trong bảng xếp hạng thế giới, và có thể bạn nghĩ rằng những golfer scratch (người có handicap bằng 0) có thể sánh ngang với một số tay golf chuyên nghiệp trên Tour? Nhưng thực tế thì không phải vậy!
Hãy phân tích các thống kê của Parker Coody trên PGA Tour trong mùa giải 2024 để xem cần những “điều kiện” gì để có thể giữ được thẻ thành viên, so sánh các chỉ số đó với golfer số 1 thế giới Scottie Scheffler và một golfer có handicap 15.
Chỉ số |
Scottie Scheffler |
Parker Coody |
Golfer HDC 15 |
Khoảng cách đánh bóng trung bình |
302,3 |
302,9 |
204 |
Tỉ lệ đánh bóng on green tiêu chuẩn |
74,14% |
62,98% |
23% |
Trung bình số lần gạt bóng mỗi vòng |
28,38 |
29 |
32 |
Trung bình số Birdie mỗi vòng |
4,98 |
3,41 |
0,38 |
Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa một golfer có handicap 15, một golfer chuyên nghiệp hạng 200 thế giới và tay golf số một thế giới là vô cùng lớn. Để bạn dễ hình dung, chỉ số handicap trung bình của các golfer nam là 16. Những số liệu thống kê trên cho thấy khoảng cách rõ ràng giữa những người chơi nghiệp dư và những golfer xuất sắc nhất hành tinh.

Hầu hết các golfer chuyên nghiệp có khoảng cách đánh xa hơn trung bình gần 100 yard so với golfer nghiệp dư. Để đạt được con số này, bạn cần một tốc độ đầu gậy cực kỳ ấn tượng.
Hiệu suất trên green cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự khác biệt giữa một vòng đấu tốt và một vòng đấu kém. Để đạt trình độ chuyên nghiệp, điều này càng trở nên quan trọng hơn. Các golfer chuyên nghiệp có số lần putt trung bình mỗi vòng ít hơn, nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là khả năng ghi điểm thấp – tức là họ biết cách tạo ra thật nhiều birdie.
Nhìn chung, hầu hết các thống kê đều chỉ ra khoảng cách rất lớn giữa những tay golf hàng đầu và người chơi nghiệp dư trung bình. Điều này cũng không có gì bất ngờ.
Dĩ nhiên, phần lớn những người chơi golf không có ý định trở thành golfer chuyên nghiệp. Nhưng nếu bạn bước vào môn thể thao này với tham vọng đó, đây chính là tiêu chuẩn mà bạn cần đạt được. Giành được thẻ thành viên trên những giải đấu hàng đầu của golf không hề dễ dàng – và đó chính là đẳng cấp mà bạn phải vươn tới.
Chi phí để trở thành golfer chuyên nghiệp đắt đỏ ra sao?
Golf luôn là một môn thể thao tốn kém, dù bạn là người chơi nghiệp dư hay đã bước chân vào con đường chuyên nghiệp. Chúng ta vẫn thường nghe về những hy sinh mà các vận động viên thể thao hàng đầu phải trải qua để chạm đến thành công, và các tuyển thủ golf cũng không ngoại lệ.
Tony Finau từng kể về những gì mẹ anh đã làm để giúp anh theo đuổi ước mơ, và vẫn luôn nhớ như in cảnh mẹ ngồi trên giường với đôi mắt đẫm lệ. Nhà vô địch 6 lần trên PGA Tour kể rằng khi anh đi ăn tối cùng bạn bè và gia đình, mẹ anh không thể đi cùng vì họ không có đủ tiền để chi trả cho bữa ăn.
Ngay cả khi đã có suất thi đấu chuyên nghiệp, áp lực tài chính vẫn đè nặng. Tuyển thủ LET Hannah Gregg sẻ rằng để có thể kiếm được đồng đầu tiên từ một giải đấu, cô phải lọt vào top 21.
Expenses of my first week on Ladies European Tour:
— Hannah Gregg (@hannahbggg) April 26, 2024
Flights: $2600
Work Visa: $350
Food: $377
Caddie: $0 because I have an amazing Fiancé
Hotel: $0 because @GregChalmersPGA sorted me host housing for the week! ????
Rental Car: +0 because the Tour Tee guys GAVE me their car ????????…
Điều này cho thấy thực tế khắc nghiệt mà hầu hết các golfer phải đối mặt – mỗi tuần ra sân là một cuộc chiến với những khoản chi phí lớn, cả chi phí thi đấu và những khoản phải trả đi kèm như ăn nghỉ, vé máy bay.
Bailey Tardy, golfer LPGA Tour, cũng từng vật lộn với những khó khăn tài chính khi theo đuổi sự nghiệp. Sau chiến thắng tại Blue Bay LPGA, cô chia sẻ:
“Năm ngoái thực sự là một thử thách. Tôi liên tục bị cắt loại ở giai đoạn đầu mùa giải. Việc thi đấu rất tốn kém, mà tôi thì không kiếm được xu nào. Tôi đã 27 tuổi, và lúc đó chỉ có hai lựa chọn: hoặc là thành công, hoặc là đi tìm một công việc khác.
Có quá nhiều đêm tôi trăn trở – nhất là khi mọi thứ không như ý. Không thể nghỉ một tuần vì đó là cơ hội kiếm tiền, nhưng cũng cần thời gian để cải thiện kỹ năng. Vậy nên, giữa việc tiếp tục thi đấu hay tạm dừng để chỉnh sửa mọi thứ, ranh giới rất mong manh. Tôi đã đấu tranh rất nhiều với chuyện này năm ngoái.
Sự nghiệp thi đấu golf chuyên nghiệp không dành cho tất cả mọi người. Bạn phải thực sự đam mê, thực sự yêu golf – và đó chính là lý do tôi vẫn tiếp tục.”
Dù tiền thưởng trong golf ngày càng lớn, nhưng thực tế là rất nhiều golfer chuyên nghiệp vẫn đang phải gồng mình trước áp lực tài chính.