Chuyển tới nội dung

Ngành công nghiệp golf vs Đại dịch Coronavirus  

Giữa lúc cả thế giới đang phải chiến đấu với virus Corona hoành hành trong hai tháng qua, có thể thấy rõ tác động của nó không chỉ với nền kinh tế Trung Quốc, mà còn nhiều nước khác, trong đó có ngành công nghiệp golf Việt Nam.

By HAL PHILLIPS

Không thể biết được đến lúc bạn đọc được những dòng này  thì Trung Quốc, phần còn lại của châu Á và thế giới đang ở trong tình trạng nào trong trận chiến với virus Corona. Tôi đã cảm thấy được an ủi phần nào khi nói chuyện với người bạn ở Hồng Kông, người kiên quyết rằng đại dịch SARS năm 2003 đáng sợ hơn nhiều. Anh ấy tin rằng những gì chúng ta đang chứng kiến kể từ Tết Nguyên đán là sự phản ánh những hạn chế của cấu trúc chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như nhiều vấn đề khác.

Bởi vậy hãy để tôi đưa ra một quan điểm hạn hẹp nhưng có ý nghĩa khá lớn đối với ngành công nghiệp golf và du lịch Việt Nam.

Trong thế giới kinh doanh, luôn luôn có rủi ro khi chỉ có một khách hàng hoặc nhà cung cấp chính lấn át những khách hàng còn lại. Đúng là việc có một khách hàng lớn chịu chi những khoản tiền lớn bất thường cho công ty của bạn sẽ giống như một vận may bất ngờ. Nó đúng là vận may nhưng lại tiềm tàng một mối nguy (và một dạng rủi ro khác) trong hoạt động kinh doanh của công ty bạn xoay quanh khách hàng hoặc nhà cung cấp chính đó: bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu họ “biến mất”. 

Thời điểm tôi viết bài này là giữa tháng Hai - là lúc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đóng cửa kể từ trước Tết Nguyên đán và có một số dự đoán rằng họ sẽ không thể quay trở lại công việc sau cả tháng nữa. Việc đó không thể biết được. Và cũng bởi Trung Quốc, nhìn từ nhiều khía cạnh, là xưởng sản xuất của thế giới nên các chuỗi cung ứng cũng trở nên đình trệ. Phần lớn đất nước bị cách ly (và các quốc gia khác đã tạm thời cấm nhập cảnh vào Trung Quốc), toàn bộ ngành công nghiệp du lịch ở Châu Á đã (và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai) phải chịu một cú đánh lớn. Nhưng vẫn may là rất nhiều hãng hàng không theo cách nào đó được quốc hữu hóa ở phần này của thế giới, nếu không họ đã ở trên bờ vực phá sản.

Trung Quốc chắc chắn chiếm phần lớn trong kinh doanh du lịch nội địa Việt Nam, nhưng thị trường golf ở đây lại phụ thuộc nhiều hơn vào khách Hàn Quốc và Nhật Bản – cả ngắn hạn (những kỳ nghỉ golf điển hình) và dài hạn (người nước ngoài sống ở Việt Nam). Vì vậy, dù đây là sản phẩm của một kế hoạch chiến lược hay đơn thuần chỉ là vận may, thì tình huống cũng đã có thể tồi tệ hơn.

Nỗi sợ hãi hình thành từ những đợt bùng phát dịch khiến tất cả mọi người phải tạm dừng lại, trên mọi các lĩnh vực kinh doanh và xuyên suốt các biên giới quốc gia. Tuy nhiên, đây là thời điểm để suy nghĩ về toàn cầu nhiều hơn.

Hiện giờ du khách golf tại Singapore và Hồng Kông chưa bao giờ quan trọng đối với Việt Nam hơn lúc này. Cần phải thuyết phục họ rằng nên chọn Việt Nam làm điểm đến cho các kì nghỉ golf của họ. Tương tự với những người chơi golf tại Thái Lan, Indonesia, Úc, Trung Đông, Scandinavia, châu Âu và Bắc Mỹ.

Tôi không khỏi nghĩ về Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) ở Bắc Mỹ. Trong 10 năm Trung Quốc đã là điểm tựa cho những nỗ lực quảng bá của họ ở nước ngoài. Không có thị trường nước ngoài nào quan trọng bằng, nên thị trường Trung Quốc phát triển ngoại cỡ và sinh lợi “khủng”. Tuy nhiên, chỉ với một “tweet” thiếu cân nhắc, tất cả lợi nhuận đó đã “bốc hơi” sau một đêm. Tôi đã đọc được rằng trong khi việc phát sóng các cuộc thi NBA ở Trung Quốc vẫn đang bị gián đoạn, thì các trận đấu đã âm thầm được phát trực tuyến lại. Nhưng chắc chắn rằng NBA hiện nay đang tìm cách tạo quan hệ với một loạt các đối tác mạnh mẽ hơn ở nước ngoài để bảo vệ những vụ cá cược của họ.

Tôi tin rằng ngành du lịch Trung Quốc sẽ hồi phục hoàn toàn. Chúng ta đang nói về nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với dân số đông nhất và trọng điểm của vô số kế hoạch trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng tình hình hiện nay sẽ đóng vai trò như một động lực để các doanh nghiệp Việt Nam tập trung mở rộng hoạt động dựa vào khách golf “inbound”– bởi thế giới rất rộng lớn, phức tạp và hỗn loạn, bạn sẽ không thể biết được khi nào thì một thứ từng được cho là “vô cùng chắc chắn” sẽ biến mất!

0 lượt thích 7697 lượt xem

Tin bài khác