Chuyển tới nội dung

Có được giải thoát không phạt gậy khi gạt bóng qua đầu vòi phun nước?

Trên sân golf, golfer thường xuyên phải đối mặt với các tình huống khi bóng nằm sát green và golfer lại muốn putt. Tuy nhiên, trên đường gạt bóng lại vướng phải đầu vòi phun nước đặt ở vùng cỏ apron hoặc fringe. Khi đó, liệu golfer có được di chuyển bóng mà không dính gậy phạt?

Câu trả lời là không. Tuy nhiên, một sân golf có thể áp dụng luật địa phương để có các ngoại lệ ở tình huống này. Đầu vòi phun nước là vật cản cố định. Khi gặp phải tình huống trên, Luật 16 sẽ có câu trả lời: Golfer sẽ được giải thoát không phạt ở vị trí có điều kiện sân golf bất thường (abnormal course conditions). Vvật cản cố định là một yếu tố của điều kiện sân golf bất thường.

Đầu vòi phun nước rõ ràng không thể di chuyển được, nên nhiều golfer tin rằng họ có thể di chuyển trái bóng. Nếu bóng ở bên trên đầu vòi, bạn sẽ có thể di chuyển bóng mà không bị phạt. Nếu bóng nằm ngay bên cạnh đầu vòi, bạn có thể di chuyển bóng thông qua một cú free drop. Nếu đầu vòi làm ảnh hưởng đến swing hoặc đến thế đứng thông thường của bạn, bạn có thể di chuyển bóng theo Luật 16. 

Tuy nhiên, tất cả các điều trên đều không thể áp dụng với tình huống chúng ta đang nói tới. Nói cách khác, bạn sẽ chỉ có thể thực hiện giải thoát khi bị vướng line putt với vị trí bóng đang nằm trên green. Khi bóng nằm ngoài green, bạn sẽ không được phép di chuyển bóng. Lúc này, bạn có các lựa chọn là gạt bóng sang bên cạnh đầu vòi, hoặc thực hiện một cú chip để bóng bay qua vật cản. 

Các sân golf có thể đưa ra luật địa phương về đầu vòi phun nước gần green để cho phép giải thoát không phạt khi đầu vòi nằm trong khoảng chiều dài 2 gậy đến khu vực green. 

Luật Địa phương F-5 có tên “Vật cản Cố Định Gần Putting Green” sẽ giúp giải quyết vấn đề này: “…Khi cỏ apron hoặc fringe được cắt ngắn đủ để gạt bóng ở ngoài green, vật cản cố định nằm gần green có thể gây ảnh hưởng đến các cú đánh… Trong trường hợp đó, Hội đồng có thể chọn một phương án giải thoát bổ sung dưới Luật 16… Hội đồng có thể giới hạn việc giải thoát ở các trường hợp nhất định hoặc một số hố nhất định…”

1 lượt thích4690 lượt xem

Tin bài khác