Chuyển tới nội dung

Arnold Palmer: 10 nguyên tắc sống quý giá cho golfer  

Khi Arnold Palmer qua đời ở tuổi 87 vào năm 2016, ông đã không để lại cho người yêu golf một “cuốn cẩm nang” nào về cách để sống một đời chơi golf hoàn hảo như ông. Điều này có lẽ cũng phải thôi, bởi vì dù sao đi nữa, cuộc đời và “golf game” của ông là độc nhất, không bao giờ có thể “sao chép” được.
 Huyền thoại golf Arnold Palmer (1929-2016) trên trang bìa số tháng 10 năm 2016 của tạp chí Sports Illustrated.

Một huyền thoại vừa chơi golf giỏi (và trông thật “ngầu” khi chơi), luôn được đồng nghiệp tôn trọng và người hâm mộ golf khắp thế giới yêu mến, vừa sở hữu một phong thái đĩnh đạc, toát lên khí chất của một lãnh tướng tài giỏi trong mọi hoàn cảnh. Để sống theo được theo đúng phong cách của Arnold Palmer, có được sự giàu có và tầm ảnh hưởng như ông là điều quá tuyệt vời đến mức không thể bị sao chép.

“The King” - người lẽ ra sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 94 của mình vào ngày 10/ 9 vừa qua, có thể đã không viết ra các quy tắc, nhưng ông đã để lại cho đời rất nhiều “manh mối” trong suốt sự nghiệp golf của mình. Từ sân golf, phòng họp, phòng tiệc, phòng họp báo, các triển lãm và trên TV, ông đã từng tiết lộ nhiều bài học quý báu về cách tiếp thu và tận hưởng tất cả những lợi ích mà golf có thể mang lại cho người chơi.

Để sống cuộc đời golf giống như Arnold Palmer, có được sự giàu có và tầm ảnh hưởng như ông là điều quá tuyệt vời đến mức không thể bị sao chép./ Ảnh AP

Dưới đây là 10 điều chúng ta có thể học được từ huyền thoại Arnold Palmer trong và ngoài sân golf.

1. Phát hiện ra một “hệ thống”, sau đó sở hữu nó

“Hệ thống” trong golf thường mô tả các phương pháp để “kết nối các điểm”, để thực hiện cú full-swing. Nhưng đối với Arnold, nó có ý nghĩa khác. Ông nói rằng: “Nó có nghĩa là lối chơi”.

“Hệ thống” mà Arnold nói bao gồm các nguyên tắc cơ bản nhưng cũng có cả những yếu tố vô hình, chẳng hạn như khoảng cách bạn đánh được từ mỗi cây gậy sắt, khuynh hướng của bạn khi thực hiện các cú đánh sườn dốc, cách chơi trong gió hay cách giữ bình tĩnh trước áp lực. Arnold nghĩ rằng “hệ thống” của một golfer có thể được dạy một phần nhưng chủ yếu là do bạn tự khám phá. 

 Arnold nghĩ rằng “hệ thống” của một golfer có thể được dạy một phần nhưng chủ yếu là do bạn tự khám phá. Ảnh: Getty Images

“Khi bạn nhìn thấy tôi đang loay hoay với grip gậy trên tee và thực hiện nhiều động tác lắc qua lắc lại, tức là lúc đó tôi đang nghĩ về việc mình sẽ thực hiện cú đánh như thế nào,” ông nói. "Đó là một phần trong “hệ thống” của tôi và điều này tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ mải để tâm đến sự quan trọng của tình hình."

2. Luôn luôn chỉn chu

Ở sân golf Bay Hill Club tại Orlando — nơi PGA Tour tổ chức giải Arnold Palmer Invitational hàng năm —  Arnold từng nổi tiếng là không đi tất khi đi giày lười. Ngoài sự lựa chọn phong cách phi truyền thống này, thì ông luôn là người ghét để râu, đội mũ ngược hoặc đội khi ở trong nhà và mặc áo sơ mi không cài hết cúc. Ông là người ăn mặc có nguyên tắc và cũng luôn là người tạo ra xu hướng. Vào những năm 1960, ông diện chiếc áo cardigan màu xanh navy không giống ai. Vào những năm 70, ông rất phong cách với những chiếc áo có cổ hình cánh dơi và họa tiết mod, còn vào những năm 80, ông chọn những chiếc áo sơ mi cổ cứng với tà dài. Ngay cả trong những thập kỷ gần đây, vẻ ngoài của ông vẫn thu hút sự chú ý. Arnold cũng có những thói quen kỳ quặc, như thích mặc áo sơ mi màu hồng và mua một đôi giày chơi golf mới mỗi tuần thi đấu. 

Arnold Palmer và Ben Hogan tại giải The Masters năm 1966./ Ảnh: Getty Images

Ông nói với Golf Digest năm 2008: “Một người chơi golf ăn mặc gọn gàng cũng giống như một doanh nhân hoặc một người đến nhà thờ: Anh ta tạo ra một ấn tượng rằng anh ấy coi sân golf và những người ở đó thật đặc biệt”.

3. Quan tâm đến thế hệ trẻ

Khoảnh khắc đáng nhớ của buổi chụp ảnh bìa tạp chí Golf Digest năm 2013 với Arnold Palmer và siêu mẫu Kate Upton không có gì liên quan hai người nổi tiếng này. Chính Arnold là người đã khiến buổi chụp hình phải dừng lại khi ông mải khoe về trận đấu golf của cháu gái ông là Anna Wears, khi đó 16 tuổi. Cách cô ấy đánh driver xa 240 yard, vượt mốc 80, là người giỏi thể thao nhất trong số những người cháu của ông. Ông cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nhiếp ảnh gia Walter Iooss Jr. phải yêu cầu Arnold quay lại với việc chính của mình.

Trẻ em và thanh thiếu niên luôn được Arnold chú ý tới. Không một vận động viên nào ký cho người hâm mộ trẻ tuổi nhiều hơn ông, ủng hộ nhiều sáng kiến thanh niên, và đưa ra nhiều lời kêu gọi ủng hộ hơn ông. Một ví dụ nhỏ về sự “hào phóng” của Arnold: Năm 1984, ông đã đồng ý cho mượn tên mình trên cuốn sách thiếu nhi Arnold Palmer và Golfin' Dolphin của P. Bryon Polakoff. Sau đó là một Bệnh viện mang tên Arnold Palmer ở Orlando - một bệnh viện nhi được đánh giá cao và là niềm đam mê của Arnold kể từ khi nó được mở cửa vào năm 1989. Quỹ của ông quyên góp cho nhiều mục đích, nhưng mẫu số chung là tất cả đều dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

4. Đi bộ thật nhiều

Nếu không vì lý do nào khác ngoài việc Arnold cực kỳ không thích xe điện, thì chắc chắn không có người nào đi bộ trên sân golf nhiều hơn Arnold. Đối với ông, việc đi bộ cũng quan trọng trong golf như việc swing gậy. Ông đi bộ nhiều không chỉ vì sức khỏe và yêu thích, mà cũng để giúp ông chơi tốt hơn. Khi tour pro Casey Martin - người sinh ra đã mắc một hội chứng khiến ông phải cắt cụt chân, đã ra tòa để đề nghị được phép lái xe điện trong các giải PGA Tour, Arnold đã kiên quyết giữ vững lập trường về việc đi bộ. Ông chưa bao giờ tự nguyện lái xe điện khi thi đấu ở tuổi trung niên và còn vận động hành lang chống lại việc sử dụng xe điện trong các giải đấu trung niên. 

Arnold đã có được sức sống đáng kinh ngạc trong gần như suốt 87 năm cuộc đời của mình. Và đã có những ý kiến cho rằng việc đi bộ nhiều của ông có liên quan đến điều đó.

5. Một “grip” tốt là ưu tiên hàng đầu

Butch Harmon từ lâu đã khẳng định rằng cúp Vardon Trophy - một bức tượng màu đồng có hai tay cầm gậy golf dành để trao cho danh hiệu “Người chơi PGA Tour có điểm trung bình thấp nhất” – được mô phỏng từ kiểu cầm gậy golf của Arnold Palmer. Nó được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo về kỹ thuật golf, tương tự như hình tượng dẫn bóng của huyền thoại bóng rổ Jerry West được in trên logo của giải nhà nghề Mỹ NBA. Arnold chưa bao giờ phủ nhận hay xác nhận tin đồn này, nhưng sự thật là trong nhiều năm, “grip” của ông luôn khiến các golf thủ khác phải ghen tị. Vị trí khôn ngoan, không bàn tay nào hướng về phía yếu hay mạnh, chữ V của cả hai tay đều hướng vào tai phải của ông. Arnold đã được cha “truyền” lại cho cách cầm gậy này từ khi 3 tuổi cùng với lời chỉ thị: "Đừng bao giờ thay đổi nó, con trai!”

Grip gậy của Arnold Palmer được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo về kỹ thuật golf./ Ảnh: Walter Iooss Jr.

Vì vậy, việc cầm gậy chuẩn đã trở thành bản năng đối với Arnold và anh vô cùng tự hào về điều đó. Cách cầm gậy của ông là hình mẫu hoàn hảo cho những tay golf đầy tham vọng cách đây nửa thế kỷ—và vẫn còn cho đến ngày nay.

6. Phát bóng mạnh mẽ

Khi Arnold Palmer 7 tuổi, có một người phụ nữ ở sân Latrobe (Pa.) Country Club tên là Bà Fritz đã trả cho ông một đồng niken để đánh quả bóng của bà bay qua một con mương ở hố golf 6. Trong 80 năm tiếp theo, Arnold hiếm khi “phung phí” thể lực của mình trong bất kỳ cú đánh nào. Cú swing gậy driver mãnh liệt của ông đã mang đến một cú follow - through cân bằng nhưng bị méo mó, khiến ông tạo ra những divot lớn ở những cú đánh sắt. Khi Arnold đánh bóng từ một gốc cây ở giải U.S. Open năm 1963 tại Brookline, ông đã khiến những mảnh vụn bay tứ tung. 

Ông đã thuyết giảng về những gì mình đã thực hành: “Giữ yên đầu, xoay vai hết mức có thể và kết thúc với hai tay giơ cao phía trên vai trái”. Nhưng ông cũng đưa ra lời cảnh báo: "Swing hết sức là tốt. Nhưng swing vượt quá sức thường sẽ dẫn đến thảm họa."

7. Đánh driver tốt là thắng 

Trải qua nhiều thăng trầm, golf game của Arnold đã tìm thấy chân ái với driver. Ông đã có cú đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử môn golf: một “quả bom” mạnh như Hercule ở hố đầu tiên par-4 tại Cherry Hills đưa bóng lên green và tiếp sức cho chiến thắng của ông tại  U.S Open 1960. Ông nói: “Khi tôi phát bóng tốt, tôi thường khó bị đánh bại vì trận đấu của tôi sẽ diễn ra theo hướng tốt.” Hàng trăm cây gậy driver của Arnold, cả persimmon và kim loại, xếp hàng trên các kệ của một nhà kho bảo trì tại Latrobe.

8. Chấp nhận những bí ẩn của golf

Trái ngược với cú driver thần sầu tại Cherry Hills, Arnold Palmer cũng từng đánh một loạt cú “snap-hook” tại 9 hố sau của sân The Olympic Club ở giải U.S. Open năm 1966, bị dẫn trước 7 điểm và để cúp vô địch về tay Billy Casper. Đó chưa phải là lần duy nhất golf “bỏ rơi” Arnold. Ông cũng đã từng thua Gary Player năm 1961 khi mắc double bogey ở hố cuối cùng. Bài học rút ra là đôi khi bạn thua trong golf và bạn chẳng thể làm gì nhiều về điều đó. Ông nói với Golf Digest vào năm 2007: “Khi con tàu rời khỏi đường ray, rất hiếm khi bạn có thể đưa nó trở lại đúng đường. Rất khó – thực sự là không thể – để đảo ngược suy nghĩ của bạn và quay trở lại khung tâm trí mà bạn đã từng có chỉ trong vài hố trước đó. Tôi không chắc chúng ta có thể tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này của môn golf hay không.”

Arnold nói: “Khi tôi phát bóng tốt, tôi thường khó bị đánh bại vì trận đấu của tôi sẽ diễn ra theo hướng tốt.”/ Ảnh: AP

9. Học theo thần tượng

Hình mẫu swing của Arnold khi ông còn bé vào những năm 1930 là Byron Nelson, và ông đã từng nghiền ngẫm cuốn sách hướng dẫn Byron Nelson's Winning Golf. Cuối cùng, khi ông được gặp Nelson - người vốn đã nổi tiếng với khả năng đánh bóng thành thạo, tinh thần thể thao và sự lịch thiệp của Lord Byron thậm chí đã khiến cậu thanh niên trẻ tuổi Arnold càng bắt chước nhiều hơn. Sau này, một thế hệ golfer trẻ cũng đã sao chép phong cách của Arnold khi lên sân. Ngày nay, khi các ngôi sao tour pro như Jordan Spieth và Rickie Fowler ký tặng mũ và chương trình, đôi khi họ đề cập đến việc họ đang làm theo sự dẫn dắt của Arnold.

10. Làm chủ cú gạt bóng

Arnold từng nói: “Điều tồi tệ nhất một golfer làm là đánh một cú putt ngắn so với mục tiêu.” Trong thời kỳ đỉnh cao của mình, ông làm chủ được hết. Trong vòng cuối cùng của giải Masters 1960, ông đã thực hiện một cú putt birdie vượt qua cờ hố 16. Nhưng sau đó, ông đã ghi được cú putt 20 feet ghi điểm birdie ở hố 17, và thêm một cú putt birdie 4 feet nữa ở hố cuối để giành cúp vô địch với cách biệt 1 gậy. Đó chỉ là một ví dụ trong số những cú gạt bóng mạnh mẽ của Arnie. 

Arnold Palmer có 7 lần vô địch major, trong đó có 4 lần được khoác lên mình chiếc áo Green Jacket của The Masters.

Ông nói rằng: “Hãy đưa bóng về phía hố bằng mọi giá. Nếu bạn làm vậy, ít nhất bạn sẽ cho nó một cơ hội để rơi xuống lỗ, và nếu tôi không nhầm, thì đó là mục tiêu của trò chơi.” – Lời khuyên đơn giản và đúng đắn từ “The King”.

Thông tin thêm về nhân vật

Personal information

Full nameArnold Daniel Palmer
NicknameThe King
BornSeptember 10, 1929
Latrobe, Pennsylvania, U.S.
DiedSeptember 25, 2016 (aged 87)
Pittsburgh, Pennsylvania, U.S.
Height5 ft 10 in (178 cm)
Weight185 lb (84 kg; 13 st 3 lb)
Sporting nationality United States
Career
CollegeWake Forest College
Turned professional1954
Former tour(s)

PGA Tour

Senior PGA Tour

Professional wins95
Number of wins by tour
PGA Tour62 (5th all time)
European Tour2
PGA Tour of Australasia2
PGA Tour Champions10
Other21
Best results in major championships
(wins: 7)
Masters TournamentWon: 1958196019621964
PGA ChampionshipT2: 196419681970
U.S. OpenWon: 1960
The Open ChampionshipWon: 19611962
Achievements and awards
World Golf Hall of Fame1974 (member page)
PGA Tour
leading money winner
1958, 1960, 1962, 1963
PGA Player of the Year1960, 1962
Vardon Trophy1961, 1962, 1964, 1967
Sports Illustrated
Sportsman of the Year
1960
Bob Jones Award1971
Old Tom Morris Award1983
PGA Tour Lifetime
Achievement Award
1998
Payne Stewart Award2000
Presidential Medal
of Freedom
2004
Congressional Gold Medal2009
0 lượt thích1225 lượt xem

Tin bài khác