Chuyển tới nội dung

8 khoảnh khắc rung chuyển lịch sử tại Presidents Cup  

Đã ba thập kỷ trôi qua kể từ lần đầu tiên ra mắt giải đồng đội Presidents Cup - một sự kiện hai năm một lần lấp đầy khoảng trống của những năm không có Ryder Cup. Suốt chừng chừng ấy năm, Mỹ vẫn luôn chiếm ưu thế tại giải, nhưng trong tiến trình lịch sử Presidents Cup vẫn có những thời khắc tuyển Quốc tế thi thi đấu quật cường. Hãy cùng điểm lại những khoảnh khắc thay đổi cuộc chơi ở Presidents Cup.

1. Cuộc nổi loạn

1726504899621.jpeg (80 KB)

Sau khi thua kỳ Presidents Cup đầu tiên năm 1994, đội tuyển Quốc tế đã làm một điều gây sốc trong quá trình chuẩn bị cho mùa giải thứ hai: Sa thải đội trưởng chỉ hai tháng trước sự kiện năm 1996. Nhiều nguồn thông tin cho rằng Greg Norman chính là thành viên “cầm đầu” trong chiến dịch loại bỏ người đồng hương Úc David Graham khỏi trọng trách đội trưởng, và cũng rất nhiều người nhận nhận định rằng động thái thái đó là không “đúng mực”. Tuy nhiên, câu chuyện này cho thấy những chàng trai tuyển Quốc tế thực sự hướng hướng đến mục tiêu giành chiến thắng, và họ rất rất để tâm đến việc ai đủ tài-trí-lực để dẫn dắt họ. Nhưng kế hoạch bất thành, tuyển Quốc tế lại thua năm 1996, với Peter Thompson là người đeo băng đội trưởng.

2. Chiến thắng

1726504900498.jpeg (113 KB)

Có lẽ cuộc nổi loạn trong hai năm đầu tiên đã thực sự thay đổi tiến trình lịch sử của Presidents Cup, bởi chính Thompson đã dẫn dắt đội tuyển Quốc tế đến chiến thắng đầu tiên vào hai năm sau đó tại Royal Melbourne. 1998 là lần đầu tiên Presidents Cup được đăng cai trên sân nhà của đội tuyển Quốc tế, và họ không chỉ giành được chiến thắng mà còn giành được chiến thắng một cách dễ dàng với tỷ số 20½-11½. Chắc chắn, đây sẽ là một sự kiện cạnh tranh trong tương lai, đặc biệt là với những tuyển thủ cốt cán của tuyển Quốc tế đều có thứ hạng cao như Ernie Els, Vijay Singh, Retief Goosen và Adam Scott. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy, tuyển Quốc tế đã không giành thêm chiến thắng kể từ đó…

3. Bất phân thắng bại

1578581419678.jpeg (54 KB)

Presidents Cup 2003 đã kết thúc với tỷ số hòa sau ba hố play-off “tử thần” đầy căng thẳng giữa Tiger Woods và Ernie Els - hai người chơi hàng đầu thế giới vào thời điểm đó. Khi trời cuối cùng cũng quá tối để tiếp tục, Đội trưởng Jack Nicklaus và Gary Player đã quyết định cùng chia sẻ chiếc cúp vô địch với tỷ số hòa. Cái kết đầy kịch tính với sự rượt đuổi giữa Ernie và Tiger cũng như tính cạnh tranh chung của các trận đấu cho thấy hai bên sẽ có những trận chiến tương tự như thế này trong tương lai. Và việc được chia sẻ cúp ít nhất đã tạo nên sự khác biệt cho sự kiện này so với Ryder Cup.

4. “Sự bùng nổ của Châu Á!”

1726504899204.jpeg (88 KB)

Năm 1998, Se Ri Pak đã giành được hai giải major để mở ra kỷ nguyên LPGA mới do người Hàn Quốc thống trị và kéo dài trong vài thập kỷ tiếp theo. Cuối năm đó, Shigeki Maruyama của Nhật Bản đã có thành tích hoàn hảo 5-0 tại Presidents Cup. Điều này khiến nhiều người tin rằng môn thể thao dành cho nam sẽ sớm chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ từ những tay golf châu Á. Nhưng Maruyama chỉ chơi thêm một lần nữa tại Presidents Cup. Và mặc dù đã có một số tay golf châu Á xuất sắc xuất hiện, đáng chú ý nhất là nhà vô địch Masters năm 2021 Hideki Matsuyama, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để sức mạnh tập thể nghiêng về phía Đội tuyển quốc tế. Ít nhất là chưa.

5. Sự suy tàn của Tiger?

1587737669533.jpeg (86 KB)

Tại Presidents Cup 2009, Tiger Woods là chính mình hơn bao giờ hết, giành chiến thắng trong cả năm trận, bao gồm một trận đánh đơn đánh bại YE Yang để trả thù cho PGA Championship hai tháng trước đó. Nhưng khoảng một tháng sau, vụ bê bối của Tiger nổ ra và phong phongdodoj của anh cũng dần xuống dốc theo. Tại Presidents Cup tiếp theo vào năm 2011, Woods cần được một người bạn khác, Fred Couples, chọn để vào đội. Nếu Tiger Woods không đạt được trạng thái thi đấu tốt nhất, đội tuyển Hoa Kỳ gần như sẽ dễ bị lung lay vị thế. Nhưng tất nhiên, người Mỹ vẫn giành chiến thắng khi Woods thậm chí còn tạo nên điểm quyết định tại giải. Và ngay cả khi chấn thương khiến Tiger không thể trở thành trụ cột trong sự kiện kể từ đó, điều đó cũng không ngăn cản người Mỹ tiếp tục giành chiến thắng.

6. Ba ngày đầu tiên của năm 2019

1578581529238.jpeg (88 KB)

Đội Quốc tế đã có một màn trình diễn đặc biệt ảm đạm tại Liberty National năm 2017, khi phiên đấu đơn Chủ Nhật gần như không còn cần thiết nữa bởi chiến thắng đã nằm chắc trong tay tuyển Mỹ. Nhưng họ đã trở lại tại Royal Melbourne và dẫn trước hai điểm trước khi bước vào trận đấu đơn Chủ Nhật. Liệu đội Quốc tế do đội trưởng Els dẫn đầu, cuối cùng có giành được chiến thắng thứ hai hay không?! Không. Và một lần nữa, Woods đã làm nên chuyện - lần này anh thi đấu với tư cách đội trưởng và đánh bại Abraham Ancer, giúp tuyển Mỹ lội ngược dòng để giữ lại cúp cho quốc gia.

7. Sự xuất hiện của Ryo Ishikawa

1726504900297.jpeg (100 KB)

Ngôi sao người Nhật Bản đã chơi ở sự kiện năm 2009 chỉ 21 ngày sau sinh nhật lần thứ 18 của mình—và chơi rất tốt. Đội trưởng đội tuyển quốc tế Greg Norman thậm chí còn tin tưởng anh đến mức cho anh xuất trận đủ 5 lượt thi đấu, mang về thành tích 3-2. Vào thời điểm đó, có vẻ như đội tuyển quốc tế đã có một ứng cử viên để “tiếp chiêu” Tiger Woods. Vậy nhưng, anh chỉ chơi Presidents Cup thêm một kỳ nữa và biến mất khỏi giải đấu đến nay.

8. Sự xuất hiện của Tom Kim

1712842746844.jpeg (38 KB)

Hy vọng rằng Tom Kim có sức bền hơn Ishikawa. Chàng trai trẻ người Hàn Quốc chắc chắn tự hào về bản lý lịch PGA Tour của mình có phần sánh ngang được với Tiger Woods khi anh là người chơi thứ hai trên Tour giành 2 danh hiệu trước khi bước sang tuổi 21. Anh là ngôi sao của Presidents Cup 2022 tại Quail Hollow, và vẫn đang là điểm sáng của tuyển Quốc tế tại Presidents Cup năm nay.

0 lượt thích 925 lượt xem

Tin bài khác