VGA thắt chặt thi hành Luật về Tư Cách Nghiệp Dư
Tin bài liên quan
Là Cơ quan Quản lý cao nhất về bộ môn golf, Hiệp hội Golf Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và thúc đẩy golf ở Việt Nam phát triển. Việc công bố và kêu gọi các cơ quan quản lý, nhà tổ chức và các golf thủ nghiêm túc thi hành Luật về Tư cách Nghiệp dư là bước đầu trong nỗ lực của Hiệp hội để đưa golf Việt Nam hội nhập với môn golf thế giới và được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
LUẬT VỀ TƯ CÁCH NGHIỆP DƯ
Luật về Tư Cách Nghiệp Dư – Rules Of Amateur Status (RAS) là gì? (Luật 1-2)
Tư Cách Nghiệp Dư là một điều kiện cho phép các gôn thủ tham dự các giải đấu dưới tư cách một gôn thủ Nghiệp Dư. Một người vi phạm những quy định trong Luật sẽ bị tước Tư Cách Nghiệp Dư và không được phép tham gia các giải Nghiệp Dư.
Mục đích của Luật về Tư Cách Nghiệp Dư RAS (Luật 1-3)
Tổ chức R&A đưa ra một thông điệp: “Thông qua những giới hạn và quy định, Luật về Tư Cách Nghiệp Dư khuyến khích người chơi Nghiệp Dư tập trung vào những thách thức và tinh thần của môn gôn, thay vì vào những lợi ích tài chính”
Một người chơi gôn Nghiệp Dư được định nghĩa là dù thi đấu hay chơi giải trí, là người chơi gôn vì những thách thức của môn thể thao này mang lại, chứ không phải là một nghề và không nhằm mục đích tài chính của nó.
Cơ quan quản lý và các Nghi ngờ về Luật (Luật 1-4)
Người chơi nếu có nghi ngờ về việc hành động của mình có thể vi phạm Luật nên tham khảo ý kiếncủa Cơ quan Quản lý.
VGA là Cơ quan Quản lý và áp dụng Luật về Tư Cách Nghiệp Dư tại Việt Nam theo sự ủy quyền mà Luật R&A đã đặt ra. VGA có quyền áp dụng và thi hành Luật và các Quyết định (Decisions) được ban hành bởi cơ quan quản lý hoạt động gôn quốc tế – R&A Rules Limited. Luật về Tư Cách Nghiệp Dư có thể xem bản tiếng Việt trên website của VGA (phát hành vào quý 2 năm 2016), hoặc ứng dụng di động Luật golf R&A (trên apple store/google play)hoặc bản tiếng Anh trên website của R&A.
Trạng thái của gôn thủ khi bị mất Tư Cách Nghiệp Dư.
Một gôn thủ Nghiệp Dư sẽ không được công nhận là một gôn thủ Chuyên Nghiệp vì những hành vi vi phạm Luật Nghiệp Dư. Những cá nhân này sẽ được gọi là Non-Amateur – Không Nghiệp Dư, thay vì “gôn thủ Chuyên Nghiệp” để phân định rõ với những tay gônnhà nghề được cấp chứng chỉ hay có quyền thi đấu trong các hệ thống giải chuyên nghiệp (Quyết định 2-1/13).
Một Gôn thủ đã Mất Tư Cách Nghiệp Dư và được gọi là Non- Amateur sẽ không được chấp nhận tham gia vào các giải đấu Nghiệp Dư cho đến khi anh ta được “phụchồi” Tư cách Nghiệp Dư. Gôn thủ Non- Amateur có thể nộp đơn xin phục hồi Tư Cách Nghiệp Dư lên Cơ Quan Quản Lý và không được vi phạm Luật Tư Cách Nghiệp Dư trong một khoảng thời gian xét duyệt để có thể phục hồi Tư Cách Nghiệp Dư theo Luật 9.
Một số hạn chế đáng lưu ý của Non-Amateur
• Không được chấp nhận chơi tại các giải Nghiệp Dư trong và ngoài nước và có thể bị kiện cáo hoặc tước giải thưởng.
• Có thể bị từ chối hoặc treo Handicap bởi Cơ Quan Quản Lý của một quốc gia hoặc các sân gôn.
• Một Gôn thủ thanh thiếu niên mất Tư Cách Nghiệp Dư có thể sẽ bị từ chối hoặc cắt học bổnggôn tại các trườngĐại Học ở Hoa Kỳ (USA) và các quốc Gia Khác
• Không được quyền đại diện cho Quốc Gia tham dự các sự kiện chỉ dành cho gôn thủ Nghiệp Dư Quốc Tế như SEAGAMES, ASIAD,Các giải vô Địch Nghiệp Dư Châu Á- Thái Bình Dương hay các giải đồng đội như Nomura Cup…v.v
KHUYẾN CÁO VỀ QUY ĐỊNH GIẢI THƯỞNG CHO GÔN THỦ NGHIỆP DƯ (LUẬT 3)
Luật về Tư Cách Nghiệp Dư áp dụng đối với tất cả các sư kiện và giải đấu mà người tham gia phải sử dụng cú swing giống như khi thực hiện trong một vòng gôn. Luật không áp dụng với các hoạt động gôn không diễn ra thực tế trên một sân gôn bình thường (Ví dụ đánh bóng vào rổ hay đánh bóng vào một mục tiêu di chuyển) như tại các hoạt động vui chơi hay gây quỹ nơi mà chơi gôn không phải là hoạt động chính của sự kiện.
Bản hướng dẫn này sẽ làm rõ các Luật liên quan đến giải thưởng của các giải đấu Nghiệp Dư. Các gôn thủ, nhà tổ chức và các nhà tài trợ của các giải Nghiệp Dư cần phải nắm được những quy định và giới hạn về giải thưởng. Mọi nghi ngờ thắc mắc cần phải được tham vấn Cơ Quan Quản Lý Luật ngay lập tức.
Cơ Quan Quản Lý Luật về Tư Cách Nghiệp Dư ở các quốc gia là hiệp hội hoặc liên đoàn gôn của quốc gia đó và ở Việt Nam là Hiệp hội Golf Việt Nam (thường trực là Ban Tư Cách Nghiệp Dư).
1. GIẢI THƯỞNG BẰNG TIỀN MẶT (Luật 3-1a)
Một gôn thủ nghiệp dư không được phép nhận bất kỳ giải thưởng Tiền mặt nào bất kể số tiền đó là bao nhiêu (Ngoại lệvề giải thưởng Hole-in-One). Đặc biệt, một gôn thủ Nghiệp Dư sẽ vi phạm Luật nếu như tham dự bất kỳ một giải đấu có thưởng bằng tiền mặt, bất chấp việc đã nhận giải hay chưa.
Lưu ý: Một Gôn thủ nghiệp dư có thể tham dự một sự kiện trao thưởng tiền mặt với điều kiện trước khi giải đấu diễn ra gôn thủ đó phải có văn bản gửi lên Cơ Quan Quản Lý tuyên bố sẽ từ chối nhận giải thưởng tiền mặt đó.
2. GIỚI HẠN GIẢI THƯỞNG (Luật 3-2a)
Giới hạn tối đa cho giá trị thực tế của giải thưởng (không phải tiền mặt) mà một gôn thủ Nghiệp Dư có thể nhận khi tham gia thi đấu trong một sự kiện, một chuỗi sự kiện hay một giải đấu, một trận đấu trình diễn không được quá500 Bảng Anh tương đương14.750.000 Đồng (Mười bốn triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng) hoặc một giới hạn khác thấp hơn khi có quy định chính thức từ Hiệp Hội Golf Việt Nam (Ngoại lệ giải thưởng Hole-in-One)
Giới hạn giải thưởng được áp dụng cho tổng giải thưởng mà gôn thủ Nghiệp Dư giành được trong một giải đấu. Ví dụ tổng giá trị của giải thưởng sẽ bao gồm giải chính (Vô địch, nhất, nhì, ba), giải đánh xa Longest Driver, Gần Cờ Nhất Nearest to the Hole hoặc một chuỗi các giải thưởng khác trong một sự kiện thi đấu (Quyết Định3-2a/10)
Gôn thủ chỉ vi phạm Luật khi đã thực sự nhận những giải thưởng vượt quá giới hạn theo quy định Luật 3-2a (Quyết Định 3-2a/3).
Trong các giải thưởng đồng đội, các thành viên được quyền nhận những giải thưởng cho mỗi cá nhân trị giá không quá 500 Bảng Anh, tuy nhiên các thành viên không được nhận chung một giải thưởng có giá trị vượt quá 500 Bảng Anh (Quyết Định 3-2a/9)
3. GIẢI THƯỞNG MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG(Quyết Định 3-2a/1 )
Gôn thủ Nghiệp Dư có thể nhận giải thưởng biểu tượng với bất kỳ giá trị nào.Giải thưởng biểu tượng thường là cúp hoặc những vật thưởng có thể được làm bằng vàng, bạc, sứ, thuỷ tinh hoặc tương tự và phải được khắc chữ vĩnh viễn rõ ràng trên đó.
Giải thưởng bằng vàng, sứ hay thủy tinh mà không có khắc chữ sẽ không được xem là giải thưởng mang tính biểu tượng và phải được định giá như giới hạn giải thưởng bình thường.
Các giải thưởng thiết thực như đồng hồ, túi xách, trang sức, trang phục, túi gôn hay các hàng hóa khác không được xem là giải thưởng biểu tượng dù nó có được khắc hay thêu chữ vĩnh viễn.
4. GIẢI THƯỞNG BẰNG PHIẾU (VOUCHERS) (Quyết định 3-2a/21)
Giải thưởng bằng phiếu nên có những quy định sau:
• Ban Tổ Chức (BTC) giải nên ghi rõ ràng mục đích sử dụng của phiếu thưởng.
• Khi phát phiếu thưởng BTC có trách nhiệm đưa ra các điều kiện sử dụng và phải đảm bảo rằng phiếu này được sử dụng để đổi sản phẩm/ dịch vụ đúng mục đích đã được công bố.
• Nếu giá trị phiếu thưởng ví dụ là 100 bảng, BTC có quyền phát hành 2 phiếu thưởng trị giá 50 bảng hoặc 4 phiếu trị giá 25 bảng. BTC có toàn quyền quyết định việc phát hành phiếu thưởng nhưng phải tuân thủ giá trị tổng tối đa không vượt quá 500 bảng Anhcho một sự kiện gôn.
• Luật quy định các phiếu thưởng thường được sử dụng cho các mục đích sau:
- Mua hàng hóa hay dịch vụ cung cấp bởi sân gôn hay câu lạc bộ.
- Thẻ thanh toán các dịch vụ của sân gôn bao gồm tiền tập, lệ phí thi đấu, phí học gôn, thuê xe điện hay green fees
- Phí Hội Viên
- Phiếu cho bất cứ một mặt hàng cụ thể nào từ một khu mua sắm hay siêu thị. Thẻ hội viên giảm giá hay có tín dụng trong giới hạn cũng được cho phép theo Luật.
• Các giải thưởng tiền mặt dưới dạng thẻ tài khoản ngân hàng có tiền thưởng bên trong đều không được chấp nhận và vi phạm Luật.
• BTC có thể tham vấn Hiệp hội Gôn Việt Nam (Ban Luật và Tư Cách Nghiệp Dư) về những quy định cụ thể nếu có những vấn đề về Luật Tư Cách Nghiệp Dư khi phát hành phiếu thưởng.
5. CÁC QUYẾT ĐỊNH KHÁC CỦA R&A:
• Gôn thủ Nghiệp Dư có thể nhận các giải thưởng là các khoản chi phí cho các chuyến đi để tham gia các cuộc thi gôn khác với điều kiện (Quyết Định 3-2a/19):
- Giải thưởng đó không phải dạng tiền mặt;
- Giá trị của giải thưởng không vượt quá giới hạn giải thưởng là 500 bảng Anh;
- Giải đấu gôn này không thuộc một phần của giải đấu hiện tại ví dụ như vòng chung kết hay vòng sau của giải đấu đó;
- Nếu các khoản chi phí là dành cho chặng sau hay vòng chung kết của giải đó thì nhà tổ chức phải được sự chấp thuận của Cơ Quan Quản Lý theo Luật 4-2;
- Các giải thưởng là chi phí cho các chuyến đi tham gia các giải đấu khác hoặc đại diện cho một đơn vị, tổ chức hay quốc gia đều phải được sự chấp thuận của Cơ Quan Quản Lý;
• Giải thưởng là suất đánh trong các giải Pro-Am là hợp lệ với điều kiện phí tham gia thi đấu của các giải đó không vượt quá giới hạn thưởng(Quyết Định 3-2a/17);
• Các gôn thủ tham gia thi đấu tại các giải có treo thưởng như giải gần cờ nhất, đánh xa nhất hay các giải kỹ thuật tương tự mà có trao giải bằng tiền mặt thì không vi phạm Luật trừ khi anh ta nhận giải thưởng đó (Quyết Định 3-1a/1);
6. GIẢI HOLE-IN-ONE (Luật 3-2b):
Người chơi Nghiêp Dư có thể nhận giải vượt quá mức quy định về giải thưởng, kể cả giải thưởng tiền mặt cho hố đạt đánh một gậy vào lỗ (hole-in-one) khi chơi trong một vòng đấu gôn chính thức.
Lưu ý: Giải Hole-in-one phải được ghi trong một vòng đấu và phải được thực hiện trong vòng đấu đó. Các cuộc thi được đánh lại nhiều lần, các cuộc thi được tổ chức không trên một sân gôn (ví dụ trên sân tập phát bóng hoặc tập trên sân mô phỏng) và thi gạt bóng không áp dụng theo quy định này.
7. GIẢI BỐC THĂM MAY MẮN – LUCKY DRAW (Quyết Định 3-2a/13)
Luật và các quy định giới hạn không áp dụng cho các giải thưởng bốc thăm may mắn tổ chức trong khuôn khổ giải đấu. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng:
• Bốc thăm may mắn được diễn ra một cách công bằng và ngẫu nhiên.
• Giải thưởng được giành cho tất cả những người tham gia thực tế.
• Trình độ hay kỹ năng đánh gôn không phải là yếu tố để người tham gia có cơ hội nhận giải (Ví dụ những giải lucky draw chỉ dành cho những gôn thủ có handicap nhất định thì lucky draw sẽ không được nằm trong ngoại lệ miễn giới hạn giá trị giải thưởng).
Lưu ý: Trong trường hợp khả năng gôn là yêu cầu để tham dự bốc thăm thì giải thưởng bốc thăm may mắn sẽ được tính vào tổng giải thưởng mà gôn thủ nhận được và tổng giá trí này không được quá 16.600.000 VND
8. GIẢI THƯỞNG TIỀN MẶT TRAO CHO TỪ THIỆN (Luật 3-1bmới 2016)
Người chơi nghiệp dư có thể tham gia sự kiện mà tiền thưởng hoặc thứ tương đương sẽ đóng góp cho tổ chức từ thiện được công nhận, nếu nhà tổ chức sự kiện đã xin phép cơ quan quản lý VGA trước và được chấp thuận.
9. CÁC HÌNH THỨC CÁ ĐỘ ĐƯỢC CHO PHÉP (Phụ Lục)
Các hình thức cá độ không chính thống được Luật cho phép giữa các gôn thủ hoặc các đội tuyển với điều kiện mục đích chính của cuộc chơi là vì cuộc vui chung của những người liên quan chứ không nhằm lợi ích tài chính. Hình thức cá độ bằng tiền mặt được cho phép khi các gôn thủ quen biết nhau, phải có thỏa thuận từ trước và số tiền đặt cược không được quá lớn.
10. CÁC HÌNH THỨC CÁ ĐỘ KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN (Phụ Lục)
Các hình thức cá độ có khả năng vi phạm Luật 7-2 (Những hành động đi ngược với tinh thần Nghiệp Dư) sẽ được quyết định bới Cơ Quan Quản Lý.
Dấu hiệu của những hình thức cá độ sai phạm có thể là:
• Những người không phải là gôn thủ trực tiếp thi đấu tham gia vào cuộc cá độ
• Khoản tiền từ cá độ quá lớn và đi ngược với tinh thần gôn Nghiệp Dư.
• Cuộc cá độ gây nên những tranh cãi hay kiện cáo về sự không trung thực trong chấp hành các điều Luật hoặc tự ý thay đổi điều chỉnh Handicap đi ngược với tinh thần của môn Gôn.
Các gôn thủ tham gia vào những cuộc cá độ này sẽ bị xem là đi ngược với tinh thần của Luật Nghiệp Dư (Luật 7-2) và có thể bị mất Tư Cách Nghiệp Dư.
Lưu ý: Luật về Tư Cách Nghiệp Dư không áp dụng với các hình thức đặt cược của một gôn thủ Nghiệp Dư cho kết quả hay thành tích của các giải gôn chuyên nghiệp