Chuyển tới nội dung

The Open Rota: Những “đấu trường” lừng danh của giải major lâu đời nhất thế giới  

Dù là "thánh địa" St.Andrews hay những cồn cát hoang dại ở Portrush, mỗi sân trong hệ thống The Open Rota đều mang một vẻ đẹp riêng, một “cá tính” đáng gờm. Dưới đây là bảng xếp hạng những sân trong hệ thống The Open dựa trên yếu tố kiến trúc, di sản, những trận đấu để đời, và mức độ thử thách thực sự.

#10 Royal Liverpool (Hoylake): Nơi Tiger từng bật khóc

963c49f5298a9fd4c69b.jpg (68 KB)

Số lần tổ chức The Open: 13 (gần nhất năm 2023)

Điểm đặc biệt: Cách không xa phố Penny Lane nổi tiếng của The Beatles; là nơi diễn ra cuộc thi đấu đồng đội đầu tiên giữa Anh và Mỹ năm 1921 – sự kiện sau đó trở thành Walker Cup.

Năm 2006, Tiger Woods giành chiến thắng chỉ hai tháng sau khi cha ông qua đời và chỉ dùng driver đúng một lần cả tuần. Trước đó, lần gần nhất Hoylake tổ chức Open là năm 1967, nơi Roberto De Vicenzo giành danh hiệu major duy nhất. Gần đây nhất, Brian Harman lên ngôi vô địch năm 2023.

#9 Royal Lytham & St. Annes: 206 bẫy cát?

bd3503fc6383d5dd8c92.jpg (105 KB)

Số lần tổ chức The Open: 11 (gần nhất năm 2012)

Điểm đặc biệt: Sân duy nhất trong danh sách mở đầu bằng một hố par 3; kết thúc bằng 6 hố par 4 liên tiếp.

Royal Lytham có thể là sân có cảnh quan ít kịch tính nhất trong hệ thống The Open, vì không gần bờ biển mà bị bao quanh bởi khu dân cư và đường sắt. Với hố par 3 mở màn đặc biệt và loạt hố par 4 cuối đầy căng thẳng, sân từng khiến Adam Scott sụp đổ và Ernie Els đăng quang trong chiến thắng nghẹt thở năm 2012.

#8 Royal Troon: Hố “Postage Stamp” ngắn nhất nhưng có thể khiến những tay golf đình đám nhất “ngã ngựa”

8bd96f130f6cb932e07d.jpg (101 KB)

Số lần tổ chức The Open: 10 (gần nhất năm 2024)

Điểm đặc biệt: Sở hữu hố par 3 ngắn nhất (hố 8 “Postage Stamp”) và hố par 5 dài nhất (hố 6 “Turnberry”) trong hệ thống. Colin Montgomerie vốn lớn lên gần sân thường xuyên chơi ở đây thời trẻ, nhưng chưa từng vô địch tại đây.

Tom Weiskopf vô địch tại đây năm 1973, duy nhất một major trong sự nghiệp. Năm 2004, Todd Hamilton với cây hybrid giúp ông cứu par thành công 13/14 lần, vượt qua Ernie Els ở playoff. Năm 2016, Henrik Stenson đánh bại Phil Mickelson trong màn “Đấu tay đôi” nổi tiếng với kỷ lục điểm -20. Năm 2024, Xander Schauffele giành major thứ hai trong năm trên sân này.

#7 Royal St. George’s: Vùng gió xoáy của những bất ngờ

86959566f51943471a08.jpg (80 KB)

Số lần tổ chức The Open: 14 (gần nhất năm 2021

Điểm đặc biệt: Hố số 4 sở hữu bẫy cát sâu nhất trong hệ thống giải đấu.

Royal St. George’s nằm giữa các cồn cát ven eo biển Anh, được nhà văn Adam Lawrence mô tả là sự kết hợp lý tưởng giữa golf đỉnh cao và những nét kỳ quặc nhẹ nhàng. Các bẫy cát khổng lồ trên hố số 4 (từng cao bằng tòa nhà 6 tầng) đã bị xói mòn và được gia cố bằng 93 thanh gỗ đường sắt. 

#6 Royal Birkdale: Clubhouse lập dị và những cú ngược dòng điên rồ

89aae952892d3f73663c.jpg (71 KB)

Số lần tổ chức The Open: 10 (gần nhất năm 2017; tiếp theo vào năm 2026)

Điểm đặc biệt: Clubhouse theo phong cách Art Deco xây dựng năm 1935; sở hữu những cồn cát cao nhất trong hệ thống The Open, giúp cách biệt rõ rệt giữa các hố.

Royal Birkdale là nơi từng tổ chức Open dành cho nữ, Ryder Cup, Walker Cup và Curtis Cup. Với fairway khá bằng phẳng và green mềm mại giữa các cồn cát cao, Birkdale luôn là nơi tiềm ẩn những diễn biến bất ngờ, như cách Jordan Spieth “ném đi” danh hiệu ở hố 13, rồi lập tức birdie – eagle để lội ngược dòng thắng ba gậy.

#5 Carnoustie: “Car-nasty” và những giấc mơ sụp đổ bên dòng Barry Burn

3fe7b27fd200645e3d11_(1).jpg (96 KB)

Số lần tổ chức The Open: 8 (gần nhất năm 2018)

Điểm đặc biệt: Dòng suối Barry Burn uốn khúc qua sân đấu, tạo nên các tình huống kịch tính.

Carnoustie lại được đánh giá là sân đấu dài và khó nhất trong hệ thống The Open. Các hố 17 và 18 Tạo nên những pha kết thúc nghẹt thở. Sự khắt khe của thiết kế này từng khiến Jack Nicklaus phàn nàn vì chỗ gồ ghề giữa fairway hố số 9 đẩy bóng vào rough; đến năm 1975 quay lại, ông phát hiện nó đã được biến thành một hố bunker kiểu pot bunker.

#4 Turnberry: Hai cuộc “Đấu tay đôi” huyền thoại

29f930785007e659bf16.jpg (84 KB)

Số lần tổ chức The Open: 4 (gần nhất năm 2009)

Điểm đặc biệt: Cảnh quan ngoạn mục nhìn ra đảo đá Ailsa Craig và ngọn hải đăng Turnberry Point.

Turnberry từng bị tàn phá bởi Thế chiến II. Kiến trúc sư Philip Mackenzie Ross đã tái thiết sân, xóa bỏ các đường băng bê tông thời chiến để tạo nên back nine kịch tính. Sau khi Donald Trump mua lại, Martin Ebert đã cải tạo toàn diện: thêm hai hố par 3 mới, biến hố 9 cũ thành hố par 3 ven biển, điều chỉnh hố 5, 10, 14 thành par 5 và hố 17 thành par 4 dài. Tee mới ở hố 18 loại bỏ đường đánh cũ.

#3 Muirfield: Cổ điển, thách thức và không chừa chỗ cho sai lầm

c7f99dacfdd34b8d12c2.jpg (79 KB)

Số lần tổ chức The Open: 16 (gần nhất năm 2013)

Điểm đặc biệt: Là ngôi nhà của CLB golf có tổ chức lâu đời nhất thế giới – The Honourable Company of Edinburgh Golfers, với lịch sử từ năm 1744. Năm 2017, CLB bỏ phiếu cho phép phụ nữ trở thành hội viên, giúp lấy lại sự ủng hộ của R&A. 

Jack Nicklaus giành Open đầu tiên tại đây năm 1966 và đặt tên sân golf riêng ở Ohio là Muirfield Village để tri ân. Năm 1892, Muirfield tổ chức giải Open đầu tiên có bốn vòng đấu. Năm 2013, Phil Mickelson ghi vòng 66 trong điều kiện khó để đoạt Claret Jug đầu tiên.

#2 Royal Portrush: Nơi Rory viết nên cả vinh quang lẫn cay đắng

582ac86da8121e4c4703.jpg (62 KB)

Số lần tổ chức The Open: 2 (1951, 2019; sẽ tổ chức lần nữa năm 2025)

Điểm đặc biệt: Hố 16 par 3 “Calamity” trứ danh đánh qua vực sâu; hố 1 par 4 lên dốc có OB hai bên fairway.

Max Faulkner vô địch tại đây năm 1951 – kỳ Open đầu tiên và duy nhất tại Portrush trong 68 năm. Năm 2019, Shane Lowry lên ngôi trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của người hâm mộ Ireland. Tuy chưa công bố kỳ tổ chức tiếp theo sau 2025, R&A đã xác nhận Portrush là sân thứ 10 trong hệ thống rota – chắc chắn sẽ còn được chọn nhiều lần nữa.

#1 Old Course, St. Andrews: Cha đẻ của mọi thiết kế golf hiện đại

53001070700fc6519f1e.jpg (131 KB)

Số lần tổ chức The Open: 29 (gần nhất năm 2022)

Điểm đặc biệt: Hố “Road Hole” với khách sạn và con đường thật sự ảnh hưởng đến cú đánh; cầu Swilcan (nơi Jack Nicklaus chào tạm biệt); Hell Bunker, các green kép khổng lồ, Valley of Sin…

Old Course là nơi định hình mọi tư tưởng thiết kế sân golf hiện đại. Từng chi tiết từ các cú đánh mù đến green siêu lớn đều tạo nên những luồng ý kiến trái chiều. Dù bị kéo dài và mở rộng vì công nghệ hiện đại, St. Andrews vẫn giữ được linh hồn nguyên bản. Với gió mạnh 20 dặm/giờ, Old Course vẫn đủ sức thách thức các tay golf hàng đầu thế giới.

Mỗi sân trong hệ thống rota của The Open là một mảnh ghép lịch sử, một chương riêng trong biên niên sử của golf. Năm 2025, Royal Portrush sẽ một lần nữa viết tiếp huyền thoại!

0 lượt thích 54 lượt xem

Tin bài khác