Chuyển tới nội dung

PRESIDENTS CUP 2019: TIẾC NUỐI của ELS & NỤ CƯỜI của WOODS

“Chúc mừng Tiger và toàn bộ tuyển Mỹ với sự lội ngược dòng vĩ đại và chiến thắng vang dội. Những nhà vô địch đích thực!” – Tổng thống Donald Trump chúc mừng trên Twitter.

Dr. Nguyễn Ngọc Chu

CƠ HỘI HIẾM HOI CỦA TUYỂN QUỐC TẾ

Kể từ trận hòa lịch sử năm 2003, tuyển Quốc tế thất bại liên tục trong 6 kỳ liên tiếp. Một trong những nguyên do là sự thất thế trong các loạt trận fourballs, foursomes trước khi bước vào 12 trận đối kháng đơn cuối cùng. Trừ một lần ngang điểm (2005), thì lần nào trước khi vào trận chung kết đơn, tuyển Mỹ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối, có lúc cách biệt đến 11 điểm (2017).

Nhưng ở Presidents 2019 thì khác. Tuyển Quốc tế áp đảo ở các trận fourballs để có được tỷ số chưa từng có trong lịch sử, dù bị tuyển Mỹ cân bằng lại ở các trận foursomes những vẫn dẫn trước với tỉ số 10-8 khi bước vào 12 trận đối kháng đơn. Đây là cơ hội lớn hiếm hoi của tuyển Quốc tế từ sau năm 1998.

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA TUYỂN QUỐC TẾ

Mặc dù lợi thế hơn 2 điểm và chỉ cần giành 5,5 trong tổng số 12 điểm của 12 trận đấu đơn để giành lại Presidents Cup sau 21 năm kể từ lần lên ngôi duy nhất vào năm 1998 cũng tại Royal Melbourne, nhưng tuyển Quốc tế đã thất bại. Chung cuộc, tuyển Mỹ đã giành Presidents Cup lần thứ 11 trong 13 lần tổ chức với tỷ lệ 16 -14.

1. Tuyển Mỹ áp đảo thực lực, sở hữu hàng golf thủ cự phách nhất trên BXH thế giới. Sự chênh lệch đẳng cấp quá lớn này là nguyên nhân số 1 trong sự thất bại của tuyển Quốc tế ở các trận đối kháng đơn, bất chấp nhân tố may mắn ở các trận đấu lỗ.

Thứ hạng

(trước Presidents Cup 2019)

Tuyển Mỹ

Tuyển Quốc tế

4

Justin Thomas

 

5

Dustin Johnson

 

6

Tiger Woods

 

7

Patrick Cantlay

 

9

Xander Schauffele

 

11

Webb Simpson

 

12

Patrick Reed

 

13

Bryson DeChambeau

 

16

Tony Finau

 

17

Gary Woodland

 

18

 

Adam Scott

20

 

Louis Oosthuizen

21

 

Hideki Matsuyama

22

Rickie Fowler

 

24

Matt Kuchar

 

28

 

Marc Leishman

36

 

Im Sung-jae

39

 

Abraham Ancer

42

 

An Byeong-hun

48

 

Adam Hadwin

52

 

Cameron Smith

56

 

Joaquín Niemann

64

 

Pan Cheng-tsung

65

 

Li Haotong

 

2. Sự sa sút phong độ vào ngày đấu cuối của các tuyển thủ dẫn đầu tuyển Quốc tế. Cụ thể là Hideki dù dẫn trước 4 up sau 10 hố nhưng cuối cùng lại để Tony Finau chia điểm, hay Louis Oosthuizen dẫn đến 3 up sau 9 hố nhưng đến hố 17 lại để Matt Kuchar vượt lên. Đặc biệt, phong độ kém bất ngờ của Adam Scott - golf thủ có thứ hạng cao nhất và dày dạn kinh nghiệm trong tuyển Quốc tế - trong ngày thi đấu cuối cùng đã phần nào làm giảm hy vọng của tuyển vào thời điểm quan trọng nhất.

3. Không áp dụng chiến thuật “Điền Kỵ đua ngựa”. Tức lấy golf thủ yếu nhất đối đầu với đối thủ mạnh nhất. Quả thật, xét sự chênh lệch quá xa về đẳng cấp thì ngay cả khi áp dụng chiến thuật này có thể vẫn không thay đổi được kết quả. Nhưng ít nhất Ernie Els có thể lấy 3 golf thủ mạnh nhất của mình đối đầu với 3 golf thủ yếu nhất của đối phương, còn lại kỳ vọng vào sự đột biến của thể thức đối kháng và sức trẻ.

Tuy nhiên, tư duy châu Âu dạy học trò phải đi tiên phong, lấy mạnh đối đầu với mạnh để vô địch, tin tưởng vào sức trẻ. Đó là bí quyết khiến cho các tuyển thủ Âu – Mỹ dẫu thua nhưng vẫn đẳng cấp và đầy kịch tính.

NHỮNG NGƯỜI HÙNG VÀ DẤU ẤN

Im Sung-jae (Tuyển Quốc tế)

Golf thủ 21 tuổi đã ghi được 3,5 điểm bao gồm 2 trận thắng fourballs, 1 trận hòa foursomes, và đặc biệt là chiến thắng vang dội (4&3) trong trận đối đầu với đương kim vô địch U.S. Open 2019 Gary Woodland.

Im Sung-jae

Justin Thomas (Tuyển Mỹ)

Là tuyển thủ xếp hạng cao nhất của tuyển Mỹ, Thomas đã có 3 trận thắng 1 trận hòa trước khi bước vào trận đấu đơn ngày Chủ Nhật với tràn trề hy vọng chiến thắng. Tuy nhiên, anh đã bất ngờ thất thủ trước tay golf chủ nhà Cameron Smith ở hố 17 (2&1).

Tiger Woods (Đội trưởng tuyển Mỹ)

Woods giành thắng lợi đúp khi không chỉ trở thành đội trưởng trẻ nhất (43 tuổi) giành chiến thắng ở Presidents Cup mà còn chiến thắng ở tư cách đấu thủ. Anh đã đưa ra một quyết định vô cùng rủi ro khi tự chọn mình trong số 4 lựa chọn của đội trưởng để tham gia thi đấu và đã không làm khán giả thất vọng khi cân bằng việc chỉ đạo và thi đấu một cách xuất sắc, giành thêm điểm mỗi lần ra sân (2 trận fourballs, 1 trận foursomes, 1 trận đấu đơn).

 Justin ThomasTiger Woods

Presidents Cup 2019 đã để lại dấu ấn về những biến cố khẳng định quy luật của thể thao golf, rằng bóng chưa vào lỗ cuối cùng thì chưa thể nói trước được điều gì.

  • Trận foursomes của Fowler & Thomas – Ancer & Leishman

Cặp đôi tuyển Mỹ rất mạnh đã dẫn đến 5 up sau 10 hố nhưng bị tuyển Quốc tế gỡ lại 2 điểm ở hố 11 và 12.  Khi đến hố 15 tuyển Mỹ vẫn dẫn 3 up, chỉ cần 1 trận hòa là thắng, vậy mà để thua liên tiếp 3 hố cuối rồi phải chia điểm với Ancer & Leisheman.

  • Trận đấu đơn của Hideki Matsuyama – Tony Finau

Nhường lợi thế cho tuyển Mỹ trong trận ra quân Tiger Woods – Abraham Ancer, đội trưởng Ernie Els và các tuyển thủ Quốc tế đặt hy vọng vào người xuất trận thứ 2 là Hideki Matsuyama – người đã từng lên ngôi vị số 1 thế giới và nhiều tháng nằm trong top 5, sẽ mang về điểm đầu tiên để cân bằng điểm số và khích lệ tinh thần cho đồng đội. Trên thực tế, Matsuyama đã dẫn 4 up sau hố 10, nhưng lại để Finau thắng liên tiếp 4 hố sau rồi cuối cùng chia điểm ở hố 18.

Nửa điểm Matsuyama mất đi là rất quan trọng, vì làm cho tuyển Quốc tế rơi vào thế bất lợi về cả điểm số lẫn tinh thần. Nhất là về cuối, khi tỷ số 15-13 nghiêng về tuyển Mỹ trong khi còn 2 trận đang thi đấu, thì nửa điểm của Matsuyama là vô giá. Vô giá như chính nửa điểm Matt Kuchar giành được ở hố 17 đã đảm bảo cho tuyển Mỹ bảo vệ ngôi vô địch.

NỖI BUỒN CỦA ELS

Ở tuổi 50, Ernie Els đã suýt làm nên lịch sử khi lần đầu nhận chức đội trưởng tuyển Quốc tế, đưa lại danh dự cho tuyển Quốc tế sau 6 thất bại liên tiếp. Nhưng cuối cùng Els đã thất bại trước Tiger Woods trong ngày Chủ Nhật định mệnh khi đội của anh chỉ giành được 4 trong tổng số 12 điểm. Tuyển Quốc tế chỉ cần 5,5 điểm, còn tuyển Mỹ cần đến 7,5 điểm. Erniel Els đã ra thẳng sân bay ngay sau khi bắt tay chào tuyển Mỹ vừa nhận cúp. Đồng cảm và gánh chịu thất bại cùng Els là 4 đội phó của anh: Geoff Ogilvy, Mike Weir, Trevor Immelman và K.J. Choi.

Trận hòa duy nhất trong lịch sử Presidents Cup

Thời gian: 20-23/11/2003

Địa điểm: Links Course, Fancourt Hotel and Country Club

Presidents Cup lần thứ 5 là trận hòa duy nhất trong lịch sử giải - được xem như là thắng lợi thứ 2 của tuyển Quốc tế, sau thắng lợi duy nhất năm 1998 tại Royal Melbourne. Cả 2 đội kết thúc trận đấu với cùng 17 điểm. Vì vậy, mỗi đội phải cử ra 1 tuyển thủ đấu trận play off để quyết định thắng bại. Đó là Ernie Els của tuyển Quốc tế và Tiger Woods của tuyển Mỹ. Tuy nhiên, sau 3 hố hai tay golf vẫn hòa nhau trong khi trời đã dần tối. Hai đội trưởng lúc bấy giờ là Gary Player (tuyển Quốc tế) và Jack Nicklaus (tuyển Mỹ) đã bàn bạc và đồng thuận dừng trận đấu, chấp nhận kết quả hòa và mỗi đội giữ cúp 6 tháng thay vì để đội đang cầm cúp là đội Mỹ được giữ lại theo luật hòa. Đó là một trận hòa mang tinh thần thể thao hữu nghị công bằng. Sau trận đấu lịch sử này trong tư cách đối thủ đối kháng tay đôi thì ở Presidents Cup 2019 - Els và Woods lại tiếp tục đối đầu trong tư cách đội trưởng.

0 lượt thích6642 lượt xem

Tin bài khác