Chuyển tới nội dung

Đào tạo nhân lực ngành golf

Golf là một môn thể thao, và tự bản thân nó cũng tạo ra một nền công nghiệp, hội tụ nhiều ngành nghề và dịch vụ. Vậy cần phải làm gì để chuẩn bị một nguồn nhân lực tốt cho ngành công nghiệp đang được đánh giá là phát triển mạnh tại Việt Nam này?

Minh Châu

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và chỉ mang tính chất tham khảo

PHẠM VI CỦA CƠ HỘI

Golf được xem là một nền công nghiệp đa ngành, trong đó các yếu tố về sản xuất và dịch vụ đều được hội tụ. Như vậy, hiển nhiên golf cũng cần một lượng lao động tương ứng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình, từ đó sinh ra nhiều cơ hội cho nhân sự tại Việt Nam. Cụ thể:

lNhân lực cho ngành sản xuất máy móc, thiết bị, và các vật dụng golf:hiện tại các hạng mục này được sản xuất nhiều nhất tại hai thị trường hàng đầu là Mỹ, Nhật Bản, hoặc Trung Quốc (Báo cáo 2018 của Quỹ Golf Quốc gia Mỹ - NGF). Các sản phẩm này xuất hiện tại Việt Nam ít nhiều qua Kênh phân phối Nhà sản xuất – Nhà phân phối - Khách hàng, và rất hạn chế được sản xuất trong nước, nên không tạo ra nhiều công việc cho thị trường lao động Việt Nam.

lNhân lực cho ngành dịch vụ golf:về vấn đề vận hành, golf là một ngành dịch vụ đúng nghĩa. Nên nếu nói về nguồn nhân lực mà Việt Nam có thể đào tạo và chuẩn bị thì cần tập trung vào ngành này, thay vì hướng đến việc cung ứng nhân lực cho ngành sản xuất - ít nhiều liên quan đến kỹ thuật hoặc nhân công lao động phổ thông (công nhân) không làm việc tại Việt Nam hoặc tương đối ít phổ biến.

TINH VÀ ĐA

Nguồn nhân lực luôn là một vấn đề quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào. Với golf cũng vậy, nhân lực luôn được đặt trước bài toán về số lượng và chất lượng.

lSố lượng lao động:Với số lượng tầm 50 triệu người (số liệu của danso.org), thì lao động tại Việt Nam là một nguồn lực dồi dào cho bất cứ ngành nghề nào.

lChất lượng lao động:theo số liệu thống kê, chỉ có 14,9% lực lượng lao động được đào tạo. Điều này khiến cho thực trạng của nhân lực tại Việt Nam hiện nay là ĐA nhưng không TINH.

Bên cạnh đó, nếu được đào tạo thì hiện những lao động có trình độ cũng bị pha loãng thêm khi bị phân chia ra các ngành dịch vụ khác nhau.

lHệ quả:Việc thiếu một chương trình đào tạo phù hợp khiến cho chính trong nội bộ của các sân golf hoặc các tổ chức hoạt động liên quan đến golf gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nhân lực cho ngành. Điều này khiến cho việc vận hành sẽ dùng đến nhân lực không đúng chuyên môn (nhưng có kinh nghiệm đối với dịch vụ nói chung), hoặc sử dụng nguồn nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm.

lGiải pháp:một bài toán đặt ra cho đào tạo nhân sự Việt Nam nói chung và golf nói riêng là tập trung cho chất lượng, thay vì số lượng. Bên cạnh đó, cần có một chương trình đào tạo mang tính thực tế vì golf vẫn là một môi trường lạ lẫm đối với phần đông lao động Việt Nam nói chung. Điều này cần sự hỗ trợ của các sân golf/ tổ chức hoạt động khác liên quan đến golf. Điều quan trọng là những cơ sở đào tạo phải nghiêm túc trong việc xây dựng một chương trình có chất lượng.

TRỌNG TÂM

Việc đưa các chương trình đào tạo golf vào trong một số trường Đại học tại Việt Nam là một bức tranh sáng. Nhưng trước mắt, việc đào tạo nhân lực cho ngành golf tại Việt Nam cần được thực hiện bởi chính những sân golf, đơn vị điều hành và các hội/câu lạc bộ, và hướng tới tính thực tiễn chính là điều mấu chốt. Tác giả xin chủ quan đưa ra phương hướng cho việc đào tạo nhân sự golf tại Việt Nam là cần hướng tới mục tiêu “trải nghiệm thực tiễn” cho những nhân lực muốn tuyển dụng.

Cụ thể, với điều kiện và môi trường tại Việt Nam, trước mắt có một số gợi ý giúp cho chúng ta nhanh chóng cung cấp được nhân sự tốt cho ngành golf như đào tạo nội bộ đối với các nhân sự cần tuyển dụng về kiến thức và nghiệp vụ ngành theo hướng thực tiễn và trong môi trường thực tế, truyền kinh nghiệm của người đi trước cho người đi sau, chương trình đào tạo nhân sự cấp cao đối với nhân sự cấp thấp, đồng thời thực hành thực tế để nhanh chóng tiếp cận với sự phát triển của ngành.

0 lượt thích3684 lượt xem

Tin bài khác