Chuyển tới nội dung

Cấu tạo và tên gọi các thành phần của gậy golf

Với một cây gậy golf, đa số thường được gọi bằng tên tiếng Anh, cấu tạo nên từng bộ phận của gậy. Việc hiểu về các tên gọi này sẽ giúp bạn lựa chọn các thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng chơi của mình tốt hơn. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo chính của gậy

Hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các cấu tạo chính của gậy driver, gậy gỗ, gậy sắt và gậy wedges. Hầu hết cấu tạo của các cây gậy đều giống nhau, tuy nhiên, dưới đây sẽ là một điểm khác biệt:

Cấu tạo chính của gậy driver
Cấu tạo chính của gậy Sắt

• Crown – Mặt trên của gậy driver, gậy gỗ mà bạn có thể nhìn thấy khi đặt gậy xuống. Với những công nghệ mới, phần crown được xây dựng cơ chế khí động học, tạo lực tốt hơn.

• Face – Bề mặt gậy đánh vào bóng (nếu bạn đánh trúng).

•  Grip – Tay nắm gậy. Với những loại grip cao cấp sẽ cho bạn tay cầm cảm giác thực hơn. Thường thì tay nắm gậy cũng tròn như trục thân gậy, tuy nhiên có rất nhiều kiểu và kích thước tay nắm khác nhau để điều tiết những cỡ tay khác nhau cho phù hợp với nhiều người chơi.

• Grooves – Các vết rãnh trên mặt gậy, cho phép tạo ra độ xoáy, và kiểm soát đường đi của bóng tốt hơn. Theo thời gian, các rãnh gậy (grooves) có thể bị mòn dần, đặc biệt là gậy wedges.

• Head – Đầu gậy. Bao gồm tất cả các phần liên quan đến bề mặt gậy

• Heel – Là một phần của đầu gậy, được đặt gần với shaft gậy

• Hosel – Phần cổ gậy, nơi mà shaft gậy cắm vào với đầu gậy

• Shaft – Cán gậy là một thanh dài nối grip (tay cầm) với đầu gậy. Sharf thường được làm từ chất liệu thép, sợi graphite hoặc nhựa composite. Các shaft gậy được chia làm 5 loại chủ yếu X, S, R, A và L tương ứng với khả năng cong chịu lực của cán gậy.

• Sole – Đáy gậy (đế gậy), nơi tiếp xúc với mặt đất. Tại đây cũng cho biết độ mở của mặt gậy, tương ứng với số gậy kí hiệu trên đế gậy.

• Back: Đối diện phía sau mặt gậy

• Toe – Là chóp rìa đầu gậy golf.

• Leading edge - Rìa mặt phía dưới mặt gậy, giao giữa mặt gậy và đế gậy Sole

• Top edge - Rìa trên của mặt đầu gậy.

• Trailing edge - Ria sau lưng đầu gậy, giao giữa mặt sau gậy và đế gậy sole

Các góc thông số trên gậy

Độ bounce và độ loft của gậy

• Bounce - Góc bounce là góc được tạo giữa leading edge (đường rìa phía dưới mặt gậy), đáy gậy và mặt đất.

Góc bounce có thể từ 0 độ tới 16 độ hoặc cao hơn. Góc bounce mà từ 6 độ trở xuống được cho là thấp; 7 độ tới 10 độ là góc bounce trung bình và từ 10 độ trở nên là góc bounce cao. Cũng có một số mẫu gậy với góc bounce âm.

Gậy có bounce thấp được dùng cho những cú đánh khó (khu vực ít cỏ), cỏ mỏng và trong bẫy cát có ít cát hoặc cát nén chặt, và để dành cho người chơi có kiểu đánh quét bóng. Gậy wedge có bounce cao là phù hợp nhất để đánh bóng từ nơi cỏ cao, rậm, bẫy cát tơi.

• Loft - Độ loft chính là góc giữa mặt gậy và mặt phẳng đứng tạo thành bởi shaft gậy. Góc loft của gậy quyết định khoảng cách bóng đi và kiểu quỹ đạo của đường bóng. Độ loft của gậy càng cao thì quỹ đạo bóng càng cao, đồng thời khoảng cách bóng đi ngắn lại.

Góc Lie angle và Offset

• Lie Angle - Là góc được tạo bởi giữa shaft gậy và mặt đất, khi đáy gậy chạm với mặt đất. Nếu bạn muốn fitting gậy, chuyên gia sẽ thường điều chỉnh góc lie angle để phù hợp với vị trí tiếp xúc (Khoảng cách giữa bóng và tay)

• Offset – Là khoảng cách giữa mặt gậy và shaft gậy. Thường một số gậy có góc offset lùi về phía sau nhiều so với shaft gậy, trường hợp này cho những người mới chơi có thời gian để điều chỉnh việc tiếp xúc bóng.

Mỗi dòng gậy sẽ áp dụng các góc với khoảng cách khác nhau, tuy nhiên sẽ không có thay đổi lớn. Bạn có thể chọn các dòng gậy phù hợp hoặc fiting theo kỹ thuật swing, nhu cầu mong muốn với từng chi tiết trên gậy!

Chúc các bạn sở hữu một bộ gậy thích hợp! 

0 lượt thích

Tin bài khác