Chuyển tới nội dung

Các golfer người Mỹ gốc Á lên tiếng về nạn phân biệt tại Mỹ

Các golfer người Mỹ gốc Á là thành viên LGPA đã lên tiếng về nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính tại Mỹ.
Jane Park (trái) và Christina Kim (phải) cùng nhìn nhận những trải nghiệm trên sân golf theo một khía cạnh khác

Hơn năm mươi golfer thành viên của LGPA là người Mỹ gốc Á hoặc đến từ các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, nhiều hơn bất kỳ giải đấu thể thao chuyên nghiệp nào dành cho nữ tại Bắc Mỹ, tuy nhiên chính bản thân họ cũng không nằm ngoài làn sóng phân biệt chủng tộc, thành kiến với người Châu Á tại Mỹ. 

Giải KPMG Women's PGA Championship hiện đang diễn ra tại Atlanta Athletic Club. Sân golf này chỉ cách hai trong ba cửa hàng spa đã bị xả súng dã man khiến 8 người tử vong, trong đó có tới 6 người Châu Á hồi giữa tháng Ba vừa rồi 15 phút lái xe. Sự gia tăng đáng kể của làn sóng thù hận và thành kiến đối với người Châu Á tại Mỹ đã khiến những golfer thành viên của LGPA đang sinh sống hay thi đấu tại Mỹ không nén nổi sự bức xúc và buộc phải lên tiếng bởi trong nhiều năm, những người phụ nữ này đã phải chịu đựng một số sự xúc phạm về tên tuổi, ngoại hình, nguồn gốc, thậm chí cả thành công của họ.

Atlanta Athletic Club

Vào thời điểm người Châu Á bị coi là “vật tế thần” trong các cộng đồng người Mỹ vì sự lây lan của coronavirus, những người chơi gốc Á buộc phải giữ thái độ hết sức bình tĩnh, tránh sợ hãi và nóng giận trên sân golf. 

Tseng Ya-ni, 32 tuổi, golfer từng được Time năm 2012 bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới, 2 lần vô địch PGA và là tay vợt đầu tiên của Đài Loan lên ngôi số 1 thế giới đã bày tỏ sự sợ hãi và lo lắng của mình trước vấn nạn này. 

Tseng Ya-ni rất lo sợ những chuyện không hay có thể xảy ra với mình

 “Tôi rất sợ mỗi khi thấy tin tức và nghĩ tới những chuyện không hay có thể xảy ra với mình. Tôi đã yêu nước Mỹ ngay trong lần đầu tiên đặt chân đến quốc gia này vào năm 2007 vì mọi người ở đây nhân hậu và tốt bụng vô cùng. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe câu chuyện của một người bạn sống ở Irvine, California về trải nghiệm đáng sợ của cô ấy. Một thời gian trước, khi cô ấy đang ngồi trên xe hơi tại bãi đậu xe của một siêu thị nhỏ, một nhóm người lạ tiếp cận ô tô của cô và cố gắng mở cánh cửa đã bị khóa, họ đập mạnh vào chiếc xe với lực rất lớn khiến chiếc xe rung lắc chao đảo. Gia đình của chính tôi ở Đài Loan cũng đã liên tục lo lắng và hỏi rằng tôi có ổn không mỗi khi họ xem tin tức trên TV." 

Theo một báo cáo quốc gia do Stop AAPI Hate công bố trong vòng 12 tháng trước ngày 31 tháng 3 năm 2021, có tới 6.603 vụ bạo lực, quấy rối và phân biệt đối xử chống người châu Á đã được báo cáo cho tổ chức này, trong đó quấy rối bằng lời nói (65,2%), né tránh tiếp xúc (18,1%) và hành hung thân thể (12,6%) là nguyên nhân chính của các sự việc được báo cáo. 

Nghi phạm của vụ xả súng giết chết 8 người tại 3 cửa hàng spa - Robert Aaron Long 

Sau khi nghi phạm Robert Aaron Long, 21 tuổi, một người da trắng quốc tịch Mỹ bị bắt tại Crisp County, được cho là đã nổ súng tại ba spa ở khu vực Atlanta, LPGA đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ cộng đồng AAPI (người Mỹ gốc Á và các quốc đảo Thái Bình Dương) và gửi email nội bộ cho tất cả các thành viên khuyên họ nên cẩn thận ở trong và ngoài khu vực tất cả các giải đấu. 

Mặc dù đã vô địch US Women's Amateur khi còn học trung học và đã tham gia LPGA Tour từ năm 2007, Jane Park, tay golf 34 tuổi người Mỹ gốc Hàn Quốc đã bị nhận những thái độ khó chịu và thiếu nhiệt tình của các đồng nghiệp tại một giải đấu ở Arizona vài năm trước, họ nghĩ rằng cô cũng chỉ là một người Châu Á chơi golf. Để xoa dịu sự căng thẳng, Jane quyết định chơi một trò đùa với họ. Ở lần phát bóng đầu tiên, Jane cúi chào một cách trang trọng và chào mọi người bằng tiếng Hàn, sau đó không nói gì thêm. Bước sang hố thứ hai, cô ấy hỏi bằng tiếng Anh xem các đồng nghiệp của mình đã sẵn sàng uống bia ăn mừng chưa, và những người này đã cười và trở nên dễ chịu hơn hẳn trong phần còn lại của vòng đấu. 

Jane Park dùng trò đùa để xoa dịu sự căng thẳng với đồng nghiệp 

Nhưng không phải mọi sự bất bình đều có thể được gạt bỏ bằng những trận cười. Jane Park sống cùng chồng và con gái 11 tháng tuổi cách một trong ba cơ sở spa bị nhắm mục tiêu chỉ vỏn vẹn 8km. Vài năm trước, khi Jane đang đợi thanh toán cho một đôi giày ở một cửa hàng gần đó, một người phụ nữ đứng sau đang xếp hàng - thì thầm một lời chê bai khiêu khích người châu Á hướng vào cô. 

 "Tôi hiểu tiếng Anh!"- Jane toát mồ hôi, quay ngoắt lại và nói với người phụ nữ. 

Park Inbee - cựu số 1 thế giới

Park In-bee,nhà vô địch PGA ba lần và là cựu số 1 thế giới, tự hỏi tại sao các đài truyền hình vẫn tiếp tục phát âm sai tên của các golfer Châu Á ngay cả khi cô đã nhắc họ sửa ngay trên mạng xã hội, hoặc tại sao một vài phóng viên lại có thể đặt câu hỏi cho Park rằng cô có liên quan đến các Park khác không. Christina Kim, một golfer California gốc Hàn, cũng đã bày tỏ sự mệt mỏi khi chịu đựng áp lực gia tăng lên các tay golf gốc Á và bị một số thành phần trên mạng xã hội bình luận nhạo báng “kung flu”. 

Wie West, nhà vô địch US Women's Open 2014 đồng thời là golfer Mỹ gốc Hàn, bày tỏ sự khó chịu khi phóng viên đặt câu hỏi tại sao các golfer người Hàn Quốc lại giỏi đến như vậy, tuy nhiên Wie vẫn trả lời lại sự công kích cá nhân kia 

"Ồ, vì họ luyện tập rất chăm chỉ!"

0 lượt thích

Tin bài khác