Chuyển tới nội dung

Golf Việt Nam đang bùng nổ?

Nền công nghiệp golf ở Việt Nam có đang thực sự bùng nổ không và liệu nó sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai?

Golf Việt Nam đang bùng nổ

Đối với tôi, sự bùng nổ là sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng golf thủ mới, tuy nhiên hiện tại chúng ta mới chỉ nhìn thấy sự tăng trưởng về số lượng sân golf. Trong khi tốc độ tăng trưởng của người chơi mới chưa tương ứng với số lượng sân golf.

Đây không phải là “sự tăng trưởng” với tôi, mà giống hành động ăn thịt người.

Đây là tình huống – Nếu bạn có một bình nước và hai người, thì mỗi người sẽ có đủ nước để uống. Nhưng nếu số lượng người tăng lên, mỗi người sẽ có ít nước hơn. Do số lượng người tăng, bình nước sẽ nhanh cạn hơn, và nếu nó không được thêm nước thường xuyên hoặc đủ nhanh, hoặc nếu số lượng người uống bình nước đó tiếp tục nhiều lên, thì những người này sẽ mất nước và chết.

Điều này được gọi là “Quy luật hiệu suất giảm dần”. Nếu thay thế nước bằng người chơi và người uống bằng sân golf, bạn sẽ nhìn ra ngay vấn đề.

Việt Nam hiện nay có 51 sân golf và khoảng 40,000 người chơi. Con số này trong năm 2015 là 25,000 người chơi. Tuy nhiên, số lượng golfer người Việt (địa phương) chỉ chiếm tối đa là 50%.

Dự kiến sẽ có 65 dự án sân golf mới với 25-30 sân khai trương trong vòng 5 năm tới.

Golf Việt Nam đang bùng nổ 2

Nếu số lượng sân golf tăng trưởng nhanh hơn số lượng người chơi mới, bạn sẽ bắt đầu thấy các sân golf đóng cửa vì chi phí vận hành và bảo dưỡng trở nên quá đắt đỏ.

Tình trạng này gọi là “Killing the Golden Goose” (tạm dịch: tham lợi trước mắt) và có vẻ như Việt Nam đã không học được bài học từ Thái Lan hoặc Mỹ, mặc dù chính phủ tuyên bố sẽ giới hạn số lượng sân golf mới cho đến khi họ có thể cho thấy nhu cầu.

Chúng ta đã chứng kiến giai đoạn khởi đầu khi các sân golf chuyển từ trạng thái “semi-private” (bán riêng tư) sang “public” (công cộng, tức là ai cũng có thể chơi mà không mất phí hội viên, bởi vì không ai muốn mua thẻ hội viên với số lượng sân golf giá rẻ ngoài kia).

Vào cuối những năm 1980, Thái Lan trở nên “cuồng” golf và xây dựng các sân golf ở khắp mọi nơi. Ngày nay, chỉ có 20% các sân đó kiếm đủ tiền để được coi là khả thi, trong khi số còn lại thì “cầu xin” để có những vòng golf.

Khi “Cơn sốt Tiger” nổ ra ở Mỹ, mọi người đổ xô đi học chơi golf và các nhà hoạch định đã vội vã xây dựng thêm sân golf. Đáng buồn thay, sự bùng nổ này đã không kéo dài lâu, và tệ hơn nữa, việc thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) không thích chơi golf đã làm cho nên hàng loạt các sân golf phải đóng cửa.

Theo US National Golf Foundation - Tổ chức Golf Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 205 sân golf tại Hoa Kỳ đã đóng cửa vào năm 2018, kéo theo tổng số sân golf giảm xuống khoảng 14.800 và xu hướng này không có dấu hiệu dừng, đồng nghĩa với việc các kiến trúc sư và nhà thầu sân golf đang tìm kiếm mảnh đất màu mỡ ở nơi khác…

Chẳng hạn như Việt Nam.

Lòng tham dường như được gắn chặt vào bộ não con người khiến chúng ta luôn muốn nhiều hơn, ngay cả khi chúng ta không cần nó.

Vì vậy, mọi người thấy các sân golf hiện tại ở Việt Nam kiếm được tiền và cũng quyết định làm tương tự. Các nhà thiết kế không thể chờ đợi để nhảy vào và đưa ra các thiết kế đẳng cấp thế giới, theo sau đó là các nhà xây dựng, và các nhà sản xuất thiết bị, tất cả đều nói lên tầm quan trọng của việc mở rộng số lượng các sân golf.

Chắc chắn là họ có doanh nghiệp riêng để điều hành và cần tiếp tục thiết kế và xây dựng nhiều sân golf hơn để duy trì khả năng của mình. Nhưng chuyện gì xảy ra với các sân golf sau khi họ được trả tiền thì không phải là vấn đề của họ.

Các nhà phát triển ở Việt Nam có một thói quen khủng khiếp là không thực hiện việc thẩm định và kiểm tra thị trường đủ chặt chẽ. Họ chỉ hình dung việc sẽ mở một sân golf và mọi người sẽ rời khỏi nơi họ đang ở để đến với sân golf mới, nhưng điều này chỉ đúng môt phần. Hoặc người chơi sẽ dần cảm thấy mệt mỏi và đến một nơi khác, hoặc một sân golf mới khác sẽ mở ra và lặp lại vòng quay luẩn quẩn này, trừ việc sẽ có nhiều sân golf hơn đang cố gắng hút khách từ cùng một số lượng người chơi.

Trừ khi số lượng người chơi MỚI tăng tỷ lệ thuận với số lượng sân golf mới, chúng ta sẽ thấy cái kết trong vòng một vài năm nữa khi các chủ sở hữu nhận ra rằng họ đang mất tiền cho việc duy trì sân hoạt động.

Những gì Việt Nam cần hơn là các sân golf mới tại thời điểm này là:

-Các học viện golf và trường học thu hút người chơi mới (LƯU Ý: Tôi muốn thấy một vài học viện golf đẳng cấp thế giới như Greg Norman Golf Academies trao học bổng toàn phần cho trẻ em nghèo có tiềm năng hơn là 20 sân golf mới. Tuy nhiên, nếu có thêm 10 sân golf mới của Shark tôi vẫn sẽ rất vui).

-Nhiều chương trình golf trẻ, đặc biệt là trong trường học, với giá thấp hơn cho trẻ em.

-Thuế thấp hơn để các sân golf có thể duy trì hiệu quả kinh tế.

-Thực thi nghiêm ngặt các luật bảo vệ môi trường.

Là một trong những người đầu tiên giúp khởi động việc kinh doanh golf tại Việt Nam vào năm 1992, tôi muốn thấy bộ môn tiếp tục phát triển và duy trì bền vững trong một thời gian dài. Nhưng để làm được điều đó, các kế hoạch thông minh và một lộ trình ngay bây giờ, không thể để muộn hơn nữa!

1 lượt thích

Tin bài khác