Chuyển tới nội dung

Golf có nên vào Olympic?

Trước thềm Olympic Rio, chuyên gia Robert Bicknell đưa ra những đánh giá sâu sắc của ông về việc lần đầu tiên môn golf sẽ tham gia Thế Vận Hội Mùa Hè 2016 sau hơn 100 năm vắng bóng.

Có lẽ, đoán chừng tôi chỉ nằm ở thiểu số những người không ủng hộ golf có mặt ở Olympics do cách thức những người điều hành đang đặt ra với môn golf. Nhưng bạn không cần phải theo tôi, bởi tôi vốn không phải là fan của những vận động viên chuyên nghiệp thi đấu ở các môn thể thao nghiệp dư.

Tôi biết các nước phương Tây có rất ít lựa chọn cho vấn đề này bởi khung giờ thời gian bó hẹp. Hay thẳng thắn mà nói thì tình trạng này đang giống với những ngày của thời kỳ “Chiến tranh lạnh” khi mà các quốc gia xem những sự kiện thể thao như một hình thức của chiến tranh ủy nhiệm (proxy war). Họ chứng minh quốc gia nào xuất sắc hơn (hay hệ thống chính trị nào hùng mạnh hơn) thông qua những bảng tổng sắp huy chương đất nước đó giành được.

Điều này giải thích tại sao các trọng tài người Đông Đức luôn cho điểm 2.2 trong khi tất cả các trọng tài khác cho 9.7 điểm. Tất nhiên, nếu vận động viên đó đến từ Liên Xô, cùng một vị trọng tài có thể chấm 9.9 hoặc 10 điểm. Điều này dẫn đến tình huống thú vị là đặt cược xem trọng tài sẽ cho điểm ra sao.

Vị trọng tài đó được xây dựng theo mô phỏng hộ vệ NFL với bộ ria mép lớn, nói rằng chất Steroid không có ở Olympics. Mặc dù vận động viên chạy nước rút người Canada - Ben Johnson là trường hợp tai tiếng nhất của việc lạm dụng chất Steroid tại Thế Vận Hội, dường như khối Xô Viết lại không xa lạ với những cải tiến về hóa chất.

Nhưng ngược lại, Liên Xô cũng đã cống hiến cho chúng ta các gương mặt tên tuổi như Olga Korbut, Nadia Comaneci và Katarina Witt, vì vậy họ chưa mất tất cả.

Để đối phó điều này, cuối cùng những người chơi chuyên nghiệp đã được phép tham dự Olympics. Tôi có thể chắc chắn số lượng vận động viên sẽ ít trong khi vé và khán giả sẽ tăng hơn.

Tôi nhớ “Đội mơ ước” của tuyển bóng rổ Mỹ tại Olympics 1992 đã mang đến cho khán giả những màn trình diễn thú vị, nhưng đây lại là thảm kịch cho các vận động viên nghiệp dư. Làm sao các quốc gia khác có thể tập hợp được đội hình gồm toàn những ngôi sao sáng chói như Larry Bird, Magic Johnson, Michael Jordan, Karl Malone, Scottie Pippen, Charles Barkley, Patrick Ewing… Thực tế này chỉ nhấn mạnh cách biệt quá lớn giữa những người nghiệp dư với các vận động viên chuyên nghiệp tốt nhất hành tinh.

Hiệp hội Bóng rổ Nghiệp dư Thế giới (Fiba) khẳng định điều đó là để phát triển môn chơi ra tầm quốc tế, nhưng có vẻ như mọi chuyện chỉ dừng ở mức độ thứ hạng…

Olympics golf course (Nguồn: Golf Digest)

Và câu chuyện golf ở Olympics…

Sẽ thật hồi hộp khi mọi người được chứng kiến những tên tuổi lớn phát bóng tại Thế Vận Hội nhưng khán giả hoàn toàn có thể xem họ mỗi tuần trên kênh Golf Channel. Với tôi, việc này gắn với golf thì ít mà chủ yếu là bán vé là nhiều.

Cựu golf thủ số 1 thế giới Rory McIlroy gần đây vừa bày tỏ quan điểm e ngại của mình về việc golf sẽ rút khỏi Olympics sau năm 2020.

Nếu xem xét sự kiện một cách nghiêm túc, bạn sẽ thấy họ đang nói cho “sướng miệng” bởi vì không có ngày lương cho họ trong những ngày diễn ra Thê Vận Hội. Tất nhiên, họ có thể được nhận huy chương Vàng, Bạc hay Đồng nếu may mắn chiến thắng. Còn nữa, họ đang chơi vì niềm tự hào dân tộc.

Liệu Olympic cũng giống như Ryder Cup, President’s Cup hay một loại “cup” đồng đội nào khác được sản xuất để thu hút giới truyền thông? Ít nhất Ryder và President’s Cup có một vài người ủng hộ cuồng nhiệt để giúp thổi hồn vào những câu chuyện theo ý họ, nhưng còn Olympic thì sao?

Giá trị thực sự của tấm huy chương Vàng ở Olympics có giá khoảng 548 đô la Mỹ với 6 gram vàng và tổng trọng lượng là 531 gram. Một con số không nhỏ.

(Nguồn: Internet)

Tất nhiên, nhiều quốc gia còn “thưởng thêm” cho các vận động viên nếu họ giành được huy chương, nhưng với những người chơi chuyên nghiệp kiếm 18-24,000 đô la khi thi đấu ở Tour, liệu có khả thi khi muốn họ giành huy chương vàng trong khi thậm chí không thể thanh toán vé máy bay cho họ và đoàn trợ lý. Nếu là bạn, liệu bạn có nghĩ những ngôi sao này sẽ bay nửa vòng trái đất bằng vé giá rẻ không?

Hãy cứ mơ đi, trừ khi đó là những caddie…

Dường như golf ở Thế Vận Hội giống như một trò hài mà ai cũng biết. Cách duy nhất để xem golf như một sự kiện ở Olympic thực sự đó là những người chơi nên được xác định đúng tư cách nghiệp dư. Hãy để những tay golf nghiệp dư hàng đầu mỗi quốc gia tranh tài vì màu cờ sắc áo. Những tấm huy chương và kinh nghiệp cọ sát sẽ hữu ích cho họ hơn rất nhiều so với việc để những Tour Pro tham gia thi đấu.

Thực tế, chỉ cần tham gia Thế Vận Hội, những tay chơi chuyên nghiệp đã bỏ mất nhiều tiền trong khi họ có thể chơi ở những sự kiện giải thưởng lớn, hay chỉ đơn giản là xuất hiện cá nhân hoặc ở các lớp học golf.

Chúng ta muốn phát triển golf trẻ trên toàn thế giới và nhiều quốc gia đã có những chương trình golf trẻ năng động. Bạn có thể nghĩ đội tuyển quốc gia sẽ đề cử bạn đại diện cho đất nước tham dự Olympics, nhưng nếu các xuất đã được trao cho những người chơi chuyên nghiệp vốn không được lợi gì từ sự kiện, vậy sao lại phải bận tâm?

Những người chơi nghiệp dư giàu nhiệt huyết sẽ mong đợi gì nếu chúng ta mang đi cái được xem là giải thưởng truyền thống lớn nhất.

0 lượt thích872 lượt xem

Tin bài khác