Chuyển tới nội dung

Xem ngay, mua luôn: Chiêu mới của thời trang?

Kể từ BST Thu Đông 2016, những người hâm mộ Burberry và Tom Ford có thể xem ngay và mua luôn sản phẩm ngay sau show diễn. Liệu điều này có phá vỡ quy tắc 6 tháng bất di bất dịch của làng thời trang cao cấp. Hãy cùng Vietnam Golf đi tìm câu trả lời.

Burberry lieu co tiep tuc tao them cu huych hay ho cho thoi trang voi chieu thuc XEM LUON MUA NGAY

 

Từ câu chuyện của công nghệ vào cuộc

Nếu cách đây một thập kỉ, các buổi trình diễn cao cấp ở xu thế “đóng” và gần như nói không với số đông. Thì giờ đây, thời trang bắt đầu cởi mở và gần như ai cũng có thể xem những bộ sưu tập của các nhãn hiệu cao cấp, miễn họ có Internet. Thậm chí một số nhãn hiệu còn đưa cả công nghệ tham gia trực tiếp vào các buổi trình diễn.

Burberry chính là nhãn hiệu tiên phong. Giám đốc sáng tạo Christopher Bailey đã đưa niềm tự hào của người Anh tiến đến một tiệm cận mới. Đó là sử dụng ứng dụng công nghệ để giới mộ điệu có thể xem trực tiếp show diễn của Burberry ở bất cứ đâu với những hình ảnh và không khí buổi diễn y hệt tại khán phòng ở London.

Cong nghe khien thoi trag buoc sang mot buoc ngoat moi

Đến việc định hình một xu thế mua sắm mới

Phải thừa nhận một điều, Christopher Bailey là một bộ óc đầy sáng tạo không chỉ ở khía cạnh thiết kế mà còn ở góc độ marketing. Thừa thắng xông lên, Burberry tiếp tục khiến ngành thời trang phải suy nghĩ khi đưa ra quyết định, kể từ tháng 9 này, các thiết kế mới của hãng ngay sau khi được giới thiệu sẽ có mặt tại các showroom và ở các cửa hiệu bán lẻ. Burberry đang thực hiện chiến lược mà thời trang gọi là “Xem ngay, mua luôn.”

Đã từ lâu, 6 tháng là quy tắc bất di bất dịch của thời trang cao cấp. Mỗi mùa mốt, các hãng sẽ giới thiệu các bộ sưu tập trước 6 tháng. Đây là khoảng thời gian để các nhà mốt sản xuất, chuẩn bị các chiến dịch quảng cáo và bán hàng dựa trên các đơn đặt hàng. Có thể nói đây là bước đi an toàn để tránh rủi ro đồng thời cũng là khoảng thời gian cần thiết cho sự tỉ mỉ, trau chuốt vốn có của thời trang cao cấp. Nhưng đồng thời, đây cũng chính là một bất lợi của thời trang cao cấp. Các mẫu thiết kế đó nhanh chóng bị các thương hiệu bình dân như Zara, H&M “ăn cắp” kiểu dáng và đưa vào sản xuất đại trà với mức giá rẻ hơn cả trăm lần.

Cong nghe ngay cang khang dinh anh huong cua minh trong lanh dia thoi trang

Cũng chính bởi điều này, Burberry sẽ thực hiện chiêu thức “Xem ngay, mua luôn” kể từ tháng 9 tới đây. Mục đích theo như Burberry giải thích đó là nhãn hiệu sẽ tận dụng ngay sức nóng từ buổi trình diễn, tránh việc bị đánh cắp ý tưởng. Hơn nữa, công nghệ vào cuộc, ai cũng có thể xem show diễn, nên không có cớ gì để khách hàng phải chờ đợi 6 tháng như trước đây.

Nhưng cuộc chơi mới mẻ này không chỉ có mình Burberry. Tom Ford, một cái tên đầy quyền lực của thời trang cũng gia nhập đường đua. Cần phải nói một điều, Tom Ford có một thời đã rất cực đoan với công nghệ, thậm chí khi Tom Ford  tái xuất, hình ảnh của các bộ sưu tập đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rất hạn chế. Nhưng kể từ bộ sưu tập Thu Đông 2016 này, Tom Ford đã không giới thiệu vào tháng 2 như truyền thống mà lùi lịch xuống tháng 9. Và cũng thực hiện chiêu thức y hệt như Burberry, tận dụng hiệu ứng ngay tức thì sau show diễn.

Fashion designer Tom Ford on the runway after his fall 2013 show at Lancaster House.
Nhà thiết kế Tom Ford.

Và liệu truyền thống sẽ bị phá bỏ?

Tất nhiên, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất. Nhưng không thể phủ nhận một điều, chiêu thức mới mẻ này cũng đang tác động không nhỏ đến ngành công nghiệp trị giá 1.5 tỷ đô năm 2015. Bằng chứng là tập đoàn LVMH, tập đoàn sở hữu một loạt các thương hiệu đình đám như Dior, Louis Vuitton… đã không đứng ngoài cuộc chơi. LVHM sẽ để thương hiệu Loewe thử nghiệm cuộc chơi này.

Trong khi đó, tập đoàn Kering, tập đoàn sở hữu những thương hiệu như Saint Laurent, Alexander McQueen, Gucci… tạm thời đứng ngoài cuộc xu thế này. Họ vẫn giữ nguyên những gì vốn có của thời trang và cho rằng, sự chờ đợi 6 tháng có ý nghĩa nhất định không chỉ ở khía cạnh doanh thu mà còn là khát khao để sở hữu một món đồ cao cấp. Karl Lagerfeld, “ông hoàng” của thời trang thì nói không với trào lưu này.

Thoi trang da buoc vao mot ki nguyen moi

Theo Karl Lagerfeld, 6 tháng là thời gian để nhà mốt tạo ra những sản phẩm tỉ mỉ, các tạp chí thời trang có những tấm hình quảng cáo lộng lẫy và người tiêu dùng suy nghĩ thật kĩ trước khi bỏ một số tiền lớn để sở hữu chúng. Nhưng Karl Lagerfeld cũng là một người rất thức thời. Ông cho rằng, sẽ luôn có cách chứ không nhất thiết phải đạp đổ hết cả một hệ thống lâu đời. Và rất có thể sắp tới, Chanel sẽ trình làng một bộ sưu tập online và chỉ bán cho khách hàng trực tuyến.

Còn theo nhận định của tờ Guardian thì trong tương lai những kinh đô lâu đời như Milan hay Paris cũng sẽ phải thay đổi bởi không ít nhãn hiệu lớn đã trình diễn tại London, New York – hai kinh đô thời trang trước đây chỉ dành cho những cái tên trẻ.

0 lượt thích

Tin bài khác