Chuyển tới nội dung

Hệ thống đào tạo golf chuyên nghiệp nào danh giá nhất, khoa học nhất và Việt Nam nên theo nhất?

Khi nhắc đến golf chuyên nghiệp, dường như ngay lập tức những người chơi golf lâu năm, thậm chí những người chưa chơi golf sẽ nghĩ ngay đến Mỹ. Đơn giản bởi Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều tài năng golf vĩ đại nhất trong lịch sự golf cho đến thời điểm này.

SAN DIEGO - JUNE 15: Tiger Woods reacts to his birdie putt on the 18th green to force a playoff with Rocco Mediate during the final round of the 108th U.S. Open at the Torrey Pines Golf Course (South Course) on June 15, 2008 in San Diego, California. (Photo by Doug Pensinger/Getty Images)

Từ những thập niên 30,40,50 của Bobby Jones, Sam Snead, Ben Hogan, cho đến thời hoàng kim của Arnold Palmer, Jack Nicklaus, Tom Watson vào những năm 60,70,80, và gần đây nhất là sự thống trị của Tiger Woods. Qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, vị trí số 1 thế giới dường như luôn thuộc về một người Mỹ. Vậy tại sao nước Mỹ lại sản sinh ra nhiều tài năng đến như vậy, có lẽ một lí do đóng vai trò không hề nhỏ chính là hệ thống đào tạo của quốc gia này.

Nói đến đào tạo, ở số này chúng tôi xin phép không nói riêng đến đào tạo golf, mà đề cập chung đến đào tạo thể thao và giáo dục của đất nước này. Lí do để Mỹ luôn là trung tâm thể thao của thế giới, không phải chủ đạo ở phương pháp hay chất lượng đào tạo mà chính ở “Thuật toán” đào tạo.

Ở Mỹ, từ khi còn nhỏ, các cháu đã được khuyến khích chơi thể thao như một phần của cuộc sống, thâm chí như một sự nghiệp về sau. Tuy nhiên khác với Việt Nam chúng ta, hệ thống giáo dục của Mỹ lại khuyến khích các cháu vừa học vừa chơi thể thao, chứ không rẽ nhánh, chọn một con đường như ta. Hệ thống giáo dục của Mỹ, đặc biệt là các trường đại học, cung cấp rất nhiều học bổng, thậm chí toàn phần, cho những vẫn động viên thể thao ưu tú. Họ có cả một đội ngũ chuyên đi săn lùng những thành viên như vậy (Scouting teams). Mỗi năm, các giải đấu thế thao chuyên nghiệp (Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bầu dục,…) đều tổ chức một cuộc tuyển chọn lớn, còn gọi là Drafting Day, để tuyển chọn thành viên mới của đội từ các trường đại học. Những người được tuyển chọn đầu tiên đa số là các vận động viên trẻ ưu tú tại giải các trường đại học, và được coi như là niềm hi vọng lớn cho đội chủ quản. Họ chính là những ngôi sao đem lại sức thu hút cho ngôi trường đã mất nhiều công sức, thậm chí “mánh khoé” để lôi kéo họ về.

The Heisman Trophy is displayed prior to the announcement of the winner, Saturday, Dec. 13, 2014, in New York. The trophy will be awarded to one of the three finalists who are Wisconsin running back Melvin Gordon, Alabama receiver Amari Cooper and Oregon quarterback Marcus Mariota. (AP Photo/Julio Cortez)

Nhìn vào lịch sự học hành của các vận động viên thể thao nổi tiếng của Mỹ, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thán phúc hệ thống đào tạo của đất nước này. Những minh chứng hùng hồn nhất phải kể đến đó là vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp Jeremy Lin của New York Knicks. Anh đã từng là sinh viên của trường Đại Học Harvard danh tiếng, niềm mơ ước của hàng triệu triệu “mọt sách” trên thế giới. Đó là Tiger Woods vĩ đại của Stanford, một ngôi trường luôn đứng trong tốp 10 các trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Hay huyền thoại bóng bầu dục Mỹ John Heisman, người được lấy tên cho giải thưởng vận động viện đại học ưu tú nhất Heisman Trophy, là một cựu sinh viên của trương University of Pennsylvania thuộc Ivy League, tốp các trường tư danh giá nhất nước Mỹ.

Vậy các đội săn lùng vận động viên của các trường đại học tuyển mộ ở đâu? Họ tuyển mộ từ hệ thống thi đấu của các trường cấp 3. Tương tự như vậy, cấp 3 tuyển từ cấp 2, và cấp 2 tuyển từ cấp 1. Cứ như vậy, các cháu nhỏ có thể vừa chơi thể thao, vừa vào học các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 chất lượng rồi bước chân vào nhưng ngôi trường đại học danh tiếng, mà không phải bỏ học rẽ ngang ở bất kì thời điểm nào như Việt Nam. Với hệ thống đào tạo phân nhánh của chúng ta, cứ theo thể thao thì phải bỏ học, mà đã học văn hoá thì đừng thể thao. Làm một phép tính nhỏ, chúng ta có thể thấy “thuật toán” đào tạo của nước họ khoa học đến dường nào:

Lấy số lượng được đào tạo ban đầu là A, sau cấp 1 Mỹ vẫn là A, Việt Nam phân nhánh A/2, sau cấp 2 Mỹ vẫn là A, Việt Nam phân nhánh A/(2 mũ 2), sau cấp 3 Mỹ vẫn là A, Việt Nam lại phân nhánh A/(2 mũ 3), sau đại học Mỹ vẫn là A, Việt Nam lại phân nhánh A/(2 mũ 4) hay viết đủ ra là A/16. Như vây cho đến khi các vận động viên chín muồi và thi đấu chuyên nghiệp, số lượng được đào tạo thể thao của chúng ta chỉ còn 1/16 so với ban đầu. trong khi sự lựa chọn của các vận động viên Mỹ được giữ nguyên. Thuật toán của họ, hiệu quả hơn chúng ta nôm na là gấp 16 lần.

84

Đó mới là sự hiệu quả hữu hình của thuật toán đào tạo, chúng ta còn chưa đề cập đến hiệu quả vô hình của hệ thống đào tạo này. Các vận động viên chuyên nghiệp của Mỹ có nền tảng văn hoá vững vàng dẫn đến sự chuyên nghiệp trong tập luyện, lịch sự và thông minh trong ứng xử và thành công trong sự nghiệp kinh doanh sau khi giải nghệ. Hàng loạt các tên tuổi vĩ đại của thể thao Mỹ là chủ của các doanh nghiệp triệu đô như Arnold Palmer, Michael Jordan, Jack Nicklaus… Một thoáng buồn khi chúng ta nhìn lại thê thao nước nhà, những Văn Quyến, Quốc Vượng của bán độ; Vũ Bích Hương điền kinh, Lê Thị Huệ của đấu vật, hay rất   nhiều các vận động viên vàng khác của thể thao nước nhà đang chật vật với cuộc sống hậu thi đấu.

Hệ thống đào tạo chung là vậy, hệ thống đào tạo riêng về golf của Mỹ cũng nằm trong top 3 hệ thống chất lượng nhất trên thế giới hiện nay. Rất nhiều các trường đại học của Mỹ có chuyên ngành riêng về golf và quản lý golf được gọi là Professional Golf Management (PGM). Bên cạnh đó còn có hàng tram học viện golf lớn nhỏ trên khắp nước Mỹ, hang ngàn tay golf chuyên nghiệp, và chiếm phần đông trong số top 100 thầy dạy golf tốt nhất trên thế giới đều hiện đang đặt cơ sở tại Mỹ.

Không có lý do gì để nghi ngờ hệ thống đào tạo golf chuyên nghiệp của Mỹ, tuy nhiên điều đáng học tập cho chúng ta ở đây không phải ở riêng môn Golf mà chính ở “Thuật toán” đào tạo nêu trên. Một hệ thống vô cùng khoa học và thông minh đòi hỏi sự kết hợp của cả Bộ Thể thao văn hoá du lịch lẫn Bộ giáo dục đào tạo Đây là một dự án dài hơi, mà nếu thực hiện được sẽ nâng thể thao Việt Nam lên tầm cỡ châu lục và có khả năng cạnh tranh sòng phỏng với các nước phương Tây trong tương lai.

Heisman

Có thể bạn chưa biết

“Theo thống kê của đoàn thể thao Mỹ tại Olympic Rio, họ có tổng cộng 555 vận động viên tham gia thi đấu. Trong số đó, có 436 người hiện đang hoặc đã thi đấu tại hệ thống các trường đại học của Mỹ (NCAA). Điều này đồng nghĩa với việc gần 80% vận động viên của Mỹ đã đi qua cổng trường đại học. Một con số đáng nể.

0 lượt thích

Tin bài khác