Chuyển tới nội dung

Đầu tư cho tương lai

Golf trẻ là vấn đề không mới ở Việt Nam, nhưng bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể đầu tư và phát triển những hạt giống tương lai lại là câu chuyện cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Tháng này, BBT lại đặt tôi viết bài về golf trẻ, nhưng thành thật mà nói, tôi thấy bản thân mình đã viết quá nhiều bài về chủ đề này và cũng đã không ít lần phải buồn phiền vì nó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có giải golf trẻ Faldo Series… Đây là giải đấu mà Jeff Puchalski đã dày công khởi xướng từ rất nhiều năm trước khi sân golf do Nick Faldo thiết kế ở Phan Thiết – Ocean Dunes vẫn còn hoạt động. Ngoài ra, chúng ta cũng có một số giải golf trẻ tiêu biểu khác.

Chúng ta có VGA Junior Championship ở The Bluffs Hồ Tràm… dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của các tài năng nhí trong khu vực và đây thực sự là một cơ hội lớn, nhưng sẽ có bao nhiêu % các tay golf trẻ đủ “trình độ” của Việt Nam đủ trình độ để tham gia giải?

Đầu tư cho tương lai


Đừng vội cho rằng tôi sai. Tôi rất MUỐN nhìn thấy trẻ em Việt Nam chơi golf nhiều hơn. Tôi rất MUỐN các em có thể tranh tài tại các sự kiện trong khu vực. Tôi rất MUỐN các em sẽ nhận được những học bổng golf. Và tôi cũng rất MUỐN các tay golf Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng của PGA Tour một ngày nào đó.

Vấn đề là những kiện này chỉ cho thấy việc các em luyện tập một vài tuần trước khi giải đấu diễn ra và sau đó mọi thứ lại như cũ cho đến khi có một sự kiện khác. Không như ở Thái Lan, chúng ta không có chương trình toàn thời gian.

Nếu bạn so sánh những chương trình golf trẻ ở Việt Nam với hầu hết các nước trong khu vực ĐNÁ, bạn sẽ nghĩ chúng ta không có chương trình nào cả.

Công bằng mà nói VGA cũng đã nỗ lực rất nhiều vì golf trẻ, BRG và một vài chủ sở hữu CLB cũng đã cố gắng để chung tay ươm mầm hạt giống golf, nhưng nếu không có sự ủng hộ tài chính vững chắc, một chương trình golf trẻ ở Việt Nam vẫn sẽ chỉ là những giải đấu nhỏ lẻ.

Hãy lấy Thái Lan làm ví dụ…

Họ có các công ty tài trợ và sự ủng hộ của chính phủ. Họ sử dụng chương trình golf trẻ của mình như một hệ thống trung chuyển cho đội tuyển quốc gia. Họ tài trợ và gây quỹ cho đội quốc gia để tranh tài tại các đấu trường khu vực. Do đó, họ luôn là những đối thủ hàng đầu.

Singapore, Malaysia, Philippines… cũng vậy.

Vấn đề của Việt Nam không nằm ở VGA cũng không ở các tay golf nhí. Có rất nhiều các bạn nhỏ đề nghị tôi dạy golf mỗi tháng. Và tôi không thu tiền học phí cắt cỏ. Tôi thường dạy các em miễn phí bởi vì tôi nghĩ biết đâu đây các em sẽ có cơ hội trở thành những người chơi xuất sắc trong tương lai. Vì vậy, nếu vấn đề không phải ở giáo viên, thì nó nằm ở đâu?

Đó chính là sự thờ ơ.

Chúng ta đang ở trong môi trường mà nhiều người chơi thích đặt cược với bạn bè mỗi dịp cuối tuần. Họ có thể bỏ ra rất nhiều tiền để chơi golf và ăn uống. Họ cũng thử vận may với các bộ gậy mới chỉ trong vài tháng.

Nhưng nếu hỏi những người này tài trợ cho golf trẻ, họ có thể sẽ than “túi không tiền” và yêu cầu bạn “nói chuyện vào dịp khác”. Tất nhiên, ai cũng biết rằng dịp đó không bao giờ đến.

Có lẽ giờ đây tôi cần phải công bằng và gợi nhắc họ rằng sự kiện đó liên quan đến từ thiện. Cộng đồng golf Việt Nam luôn thành công khi gây quỹ quyên góp tiền cho những người cần sự giúp đỡ. Vấn đề ở đây là họ nghĩ cha mẹ của những em bé trong đội tuyển golf trẻ cũng giàu có như họ và đây là một sai lầm rất lớn.

Thành thật mà nói các tên tuổi golf giới như Jorden Spieth, Jason Day hay Rory McIlroy đều đến từ những miền thôn quê, không phải thành phố lớn (tôi không đề cập đến Tiger Woods, bởi dù mặc Tiger là người chơi xuất sắc nhưng lại không phải là hình mẫu lý tưởng để các bé noi theo).

Các em nhỏ ở nông trang thường có động lực làm việc mạnh mẽ với sức khỏe tốt và đôi bàn tay, bàn chân rắn rỏi. Các em cũng nhận ra golf có thể sẽ là tấm vé giúp mình có một cuộc sống tốt hơn và không ngại gian khổ để đạt tới. Tất nhiên, các em cũng chẳng sợ ánh nắng mặt trời.

Đầu tư cho tương lai 2

Trong khi các em nhỏ ở thành phố có thể sẽ có giáo dục tốt hơn và được may mắn sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng các bé lại quá bận rộn với iPhones, iPads, game, quan hệ xã hội, trường học khiến golf chưa thực sự nằm trong kế hoạch dài hạn của mình. Cha mẹ các bé cũng kỳ vọng con em mình sẽ vào đại học và trở thnahf những Donald Trump thứ 2.

Vì vậy mà các bé cần được lợi nhất từ những chương trình golf trẻ quốc gia lại nằm ở những đối tượng cần nó nhất… đó là các trẻ em nghèo. Vì vậy nếu chúng ta có thể xem đây như một hình thức tổ chức từ thiện, chắc chắn những người có tiềm lực không thể không bước lên.

Đây quả thực là điều đáng để suy nghĩ.

Là những doanh nhân, hầu hết những người giàu có đều xem xét góc độ rủi ro và thuận lợi của vấn đề cũng như lợi nhuận đầu tư. Họ biết những cơ hội cho đứa trẻ thực sự trở thành ngôi sao ở PGA Tour có vẻ quá xa vời. Đấu trường cạnh tranh quá lớn và quá nhiều tài năng. Vậy cơ hội nào cho những em bé nông thôn nghèo Việt Nam đương đầu với những tên tuổi lớn mạnh của thế giới?

Chính vì vậy mà họ cho rằng đây sẽ là sự đầu tư lãng phí và một suy nghĩ sai làm.

Đầu tư cho tương lai

Ở Thái Lan, Khun Santi (chủ sở hữu công ty bia Singh) đã quyết định bắt đầu gây quỹ cho một số caddie triển vọng để giúp họ được trở thành pro trong một ngày không xa. Rất nhiều tên tuổi bạn thấy trên TV đều khởi nghiệp từ caddie. Tất nhiên, một vài trong số họ được chơi ở cả European và US Tour. Một số cũng đã có cơ hội cọ sát tại U.S Open, The Open, PGA Championship hay thậm chí là The Masters.

Tất cả bởi vì Khun Santi dám nghĩ dám làm.

Ai sẽ là Khun Santi của Việt Nam? Ai sẽ là người có tầm nhìn lớn?

Chúng ta có rất nhiều golf thủ tiềm năng ở Việt Nam nhưng nếu không có chương trình đào tạo cụ thể, quỹ hỗ trợ và tài chính, các em sẽ không bao giờ là “tiềm năng”.

0 lượt thích

Tin bài khác