Chuyển tới nội dung

Các cách tính điểm trong golf

Hiện tại, có rất nhiều giải đấu diễn ra trong năm với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong số đó, nhiều giải áp dụng cách tính điểm dựa trên handicap ngày của golfer.

Các cách tính điểm trong golf

Đây là cách tính điểm được áp dụng khi nhiều golfer tham dự giải đấu mà chưa có handicap hoặc không có handicap chính thức. Handicap của người chơi sẽ có sau khi họ kết thúc 18 hố và bằng các phép tính theo công thức, BTC sẽ tính ra được handicap của người chơi để từ đó có thể tính ra điểm net và dùng đó để làm căn cứ tính giải. Ngoài ra cách tính handicap ngày cũng giúp phần nào hạn chế được tiêu cực về việc ăn gian handicap.

1.  SYSTEM 36

Đây là thể thức thi đấu tính handicap theo ngày phổ biến nhất trong những năm gần đây tại các giải thi đấu nghiệp dư tại Việt Nam.

CÔNG THỨC TÍNH

Double Bogey hoặc nhiều hơn: 0 Điểm

Bogey: 1 điểm

Par hoặc thấp hơn: 2 điểm

Sau khi kết thúc vòng chơi sẽ cộng tổng số điểm mà bạn có được dựa trên tham chiếu trên. Sau đó lấy 36 trừ đi số điểm này để ra Handicap ngày hôm đó của bạn. Rồi lấy tổng số gậy mà bạn đánh hôm đó trừ đi Handicap để ra net score.

VÍ DỤ

Bạn đánh 90 gậy và có 7 par, 9 bogey và 2 cái double bogey hoặc số điểm nhiều hơn.

Bước 1: 7 Par x 2 = 14

9 Bogey x 1 = 9

2 Double và nhiều hơn x 0 = 0

=>Tổng là 23 điểm

Bước 2: 36 – 23 = 13

=>Handicap ngày là 13

Bước 3: 90 – 13 = 77

=>Net Score là 77

Trước đó, ban tổ chức giải đấu cần đưa ra trong điều lệ những quy định khác về cách tính điểm để phân định rõ ràng người thắng giải. Ví dụ như 02 golfer bằng điểm net thì phân định người thắng bằng cách nào... hoặc nếu ban tổ chức muốn phân chia theo nhiều bảng khác nhau thì cũng cần phải đưa ra những quy định cụ thể về khoảng handicap cho từng bảng trước đó trong điều lệ và sau khi có handicap ngày sẽ có căn cứ để chia bảng.

2.  CALLAWAY SYSTEM

Đây cũng là một hệ thống tính handicap ngày phổ biến tại Việt Nam vào khoảng 5-10 năm trước. Mọi người có thể sẽ nghĩ đến hãng gậy golf Callaway, nhưng thực ra đây là tên của một golfer người Mỹ, người đã nghĩ ra cách tính điểm này.

Cách tính của hệ thống này dựa trên số điểm tổng của golfer sau khi kết thúc 18 hố, sau đó dùng một bảng tham chiếu của hệ thống để tính ra số hố được trừ (Những hố có nhiều gậy nhất) và 1-2 bước tùy chỉnh về con số để ra handicap.

Trước khi vào phần công thức và ví dụ cụ thể, chúng ta có một số lưu ý sau đây:

- Điểm tổng càng cao (Gross) tương ứng số hố được trừ càng nhiều.

- Hố được trừ điểm sẽ được bắt đầu từ hố có điểm cao nhất. Ví dụ bạn được trừ 1 hố và hố có điểm cao nhất là 8 thì 8 sẽ là con số được trừ.

- Double par là số điểm cao nhất được ghi vào phiếu điểm. Ví dụ par 4 bạn đánh 10 gậy thì số điểm được ghi vào score sẽ là 8.

- Hố số 17 và 18 sẽ không được trừ kể cả nó nằm trong 1 trong những hố có số điểm tệ nhất.

- Bảng tham chiếu chỉ có đến par 72 cho 18 hố, và par 3, par 4, par 5.

- Số điểm tối đa được trừ là 50.

- 0.5 sẽ được làm tròn. Ví dụ 3.5 được làm tròn thành 4 (xem bảng tham chiếu để rõ hơn)

Nghe có vẻ phức tạp? Vậy chúng ta tạm quên những dòng trên và đi vào ví dụ:

Bảng tham chiếu
Bảng tham chiếu

VÍ DỤ: A đánh 64, B đánh 70, C đánh 97

Bước 1:

Dùng bảng tham chiếu ta có thể thấy A và B đánh dưới par 72 (64 và 70). Vậy 2 người này không được trừ hố nào. (Xem cột Handicap Deduction)

C đánh 97, theo bảng tham chiếu chúng ta sẽ thấy số điểm trên tương đương với việc được trừ 3 hố nhiều gậy nhất.

Bước 2:

3 hố nhiều gậy nhất của C theo score là: 9, 8, 7

9 + 8 +7 = 24

Bước 3:

Quay trở lại bảng tham chiếu ta sẽ thấy từ cột có điểm tổng 97 rồi chiếu xuống hàng cuối cùng (Handicap Ajustment) tương ứng với -1 gậy

-> Nghĩa là lấy tổng số gậy của 3 hố nhiều gậy nhất trừ đi 1.

=> Dựa vào đó ta có 24 - 1 = 23.

=> Vậy ta có con số cuối cùng của việc tùy chỉnh là 23. Đây chính là Handicap của C.

Để tính ra net score của C ta tiếp tục áp dụng công thức mà ai cũng biết: 97- 23 = 74.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý vị bạn đọc hiểu được cách tính điểm mà BTC áp dụng ở các giải đấu mà mình tham gia.

1 lượt thích

Tin bài khác